Chương trình Phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020 đã đem lại những kết quả khả quan về mức tăng trưởng hàng năm, về giá trị tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy phát triển sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, đặc sản tiềm năng, đặc biệt là sản phẩm lợi thế của miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Đến nay, trên địa bàn các huyện miền núi của một số địa phương đã hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung, nhiều mô hình sản xuất hiệu quả cao, xây dựng và phát triển được một số thương hiệu nông sản hàng hóa được thị trường trong nước và quốc tế biết đến. Tất cả những nội dung này sẽ có trong Dòng chảy kinh tế hôm nay, mời quí vị và các bạn cùng nghe.
- Những lưu ý trong sản xuất cây vụ đông ở phía Bắc - Quảng Bình riển khai sản xuất ngắn ngày ổn định sinh kế người dân vùng lũ - Khoa học công nghệ nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu - Nông nghiệp xanh thực phẩm sạch: Ứng dụng công nghệ xanh trồng nấm dược liệu.
- Điểm tựa cho ngư dân ngoài khơi xa - Quản lý khai thác thủy sản để phát triển bền vững - Gỡ thẻ vàng của EC: Hành động và thực tiễn ở Cà Mau
Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đã đem lại những kết quả tích cực về sản xuất, phân phối và tiêu dùng trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. Không chỉ kết nối và thu hút các thương nhân, doanh nghiệp đầu tư, phát triển hoạt động thu mua, quảng bá sản phẩm hàng hóa nông, lâm, thủy sản của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, chương trình còn hình thành được những chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hiện đại, bền vững. Hiện nay, nhiều địa phương đã chú trọng triển khai thực hiện các giải pháp thúc đẩy thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, lồng ghép vào các chương trình phát triển các sản phẩm đặc sản, đặc trưng, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn, với trọng tâm là phát triển các nhóm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tinh hoa, đặc biệt của mỗi vùng, được chính quyền hỗ trợ về chính sách, kỹ thuật, vốn và thị trường nhằm mang lại giá trị gia tăng cao nhất. Việc đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP đang trở thành động lực để kích thích, làm mới kinh tế nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Điều này cũng đang tạo sức bật cho các địa phương theo hướng bền vững, khẳng định vị thế cho sản phẩm hàng hóa địa phương. Tất cả những nội dung này sẽ có trong Chuyên đề của Dòng chảy kinh tế hôm nay, mời quí vị và các bạn cùng nghe:
* Phát triển thương mại ở các chợ Lào Cai, giúp người dân tăng thu nhập.* Phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, thúc đẩy phát triển kinh tế ở Lai Châu.* Tiểu thương tại Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên chợ online.
Bão lũ đi qua, các tỉnh miền Trung đang dốc sức khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất. Sau những cứu trợ trước mắt, vấn đề tạo sinh kế cho người dân đang được chính quyền địa phương và các cấp, các ngành triển khai những giải pháp mang tính bền vững, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống.
Tại buổi tiếp xúc cử tri Quận 1, 3 và 4 của Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM - Đơn vị số 1, cử tri đã có nhiều ý kiến về công tác phòng chống tham nhũng, hiệu quả của các phiên chất vấn tại nghị trường và những vấn đề còn gây nhiều bức xúc như Khu Đô thị Thủ Thiêm…Phản ánh của phóng viên Hà Khánh, thường trú tại TPHCM:
- Cơ chế chính sách dành cho giáo viên vùng khó khăn: Thay lời tôn vinh - Nình Bình xin phá rừng tự nhiên để khai thác đá vôi làm nguyên liệu cho nhà máy sản xuất xi măng: Liệu có lợi ích nhóm? - Cảnh báo về những rủi ro tiềm ẩn khi mua bán, cầm cố sổ BHXH để nhận trợ cấp BHXH một lần
Năm học vừa qua, cả nước và ngành giáo dục chịu tác động lớn của dịch COVID-19 và thiên tai, bão lũ để lại hậu quả nghiêm trọng. Một năm học đặc biệt trong điều kiện biến động, xáo trộn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động dạy và học. Ngành giáo dục cùng với đội ngũ các thầy, cô giáo đã nỗ lực, vượt qua nhiều khó khăn để có thể vừa đảm bảo việc dạy và học, vừa tham gia phòng, chống dịch bệnh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, nơi không có hoặc khó khăn để có thể tổ chức dạy - học trực tuyến. Không thể nói hết những tấm lòng, sự hy sinh của các thầy cô – thầm lặng, cống hiến tất cả vì học sinh. Chưa bàn đến chất lượng giáo dục, chỉ tính riêng về việc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, cùng người dân vượt qua khó khăn để đem ánh sáng tri thức đến cho con em đồng bào dân tộc đã là một thành tích cần được tôn vinh. Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) hôm nay chúng tôi bàn chủ đề: “Cơ chế, chính sách dành cho giáo viên vùng khó khăn: Thay lời tôn vinh” với sự tham gia của PGS.TS. Nguyễn Văn Hồng, Giảng viên Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- “Thay lời tri ân”: Chăm lo đời sống giáo viên và học sinh vùng lũ - “ Gia Lai: Cô giáo miệt mài chăm lo cho học trò nghèo Jrai vùng khó”
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)