Dự án chăm sóc tinh thần, giải tỏa tâm lý căng thẳng mùa covid.- Tập thể dục thế nào trong nhà khi giãn cách.
- Phòng chống dịch Covid-19: Cần chấm dứt tâm lý chủ quan ngay từ khu cách ly!- Người có học thức cao vẫn bị lừa tiền, lừa tình qua mạng?- Nữ thợ xăm đầu tiên ở Afganistan - một nơi mà phụ nữ thường bị áp đặt giáo lý khắt khe.
Bão chồng bão, lũ chồng lũ tại các tỉnh miền Trung, nhiều trường học ngập sâu, thiết bị dạy học, sách vở bị vùi lấp, cuốn trôi... Sau mưa lũ, ngành giáo dục các tỉnh, thành phố miền Trung tập trung khắc phục hậu quả thiên tai, vệ sinh trường lớp, ổn định tâm lý giáo viên và học sinh để tiếp tục công tác dạy học. Tuy nhiên, với những thiệt hại nặng nề do bão lũ gây ra, con đường đến trường của học sinh miền Trung, đặc biệt là các vùng bị lũ quét, sạt lở núi vốn đã khó khăn nay lại càng gập ghềnh hơn
Con người trong xã hội hiện đại ngày nay đang phải chịu quá nhiều áp lực, những áp lực đó đã khiến nhiều người rơi vào trạng thái trầm cảm, những tổn thương tâm lý kéo dài không được đồng cảm, sẻ chia đã dẫn tới những kết cục đáng buồn. Cùng trao đổi rõ hơn về vấn đề này với vị khách mời là PGS.TS tâm lý học Trần Thành Nam – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trong một nỗ lực giúp bệnh nhân Covid-19 giải tỏa tâm lý sau hồi phục, Trung Quốc đã công bố một văn bản liên ngành hỗ trợ tham vấn tâm lý cho người bệnh, giúp họ hoàn toàn khỏe mạnh sau điều trị. Bích Thuận, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Bắc Kinh đưa tin
Hàng trăm người đi lễ Phủ Tây Hồ giữa tâm dịch Covid 19, ngay trong ngày đầu thành phố Hà Nội siết chặt giãn cách xã hội; hay như Phó Chủ tịch phường của tỉnh Quảng Trị thản nhiên tổ chức sinh nhật trong khu cách ly tập trung, có cả vợ là bệnh nhân mắc Covid 19 tham gia. Những thông tin này thực sự gây sốc với nhiều người trong bối cảnh dịch bệnh lây lan khó kiểm soát và lực lượng tuyến đầu ngày đêm lăn xả cứu chữa bệnh nhân cũng như khoanh vùng dập dịch vì cộng đồng. Việc chủ quan, vô ý thức trong phòng chống dịch đợt này của một bộ phận người dân đang khiến bao công sức của hàng nghìn con người ở tuyến đầu đổ sông đổ biển. Trách nhiệm xã hội của mỗi công dân đang ở đâu? Giải pháp mạnh nào để siết chặt kỷ luật đúng với tinh thần: chống dịch như chống giặc mà Thủ tướng đã nêu ra? Bàn về nội dung này, BTV Thanh Trường trao đổi với khách mời là bác sỹ Nguyễn Trọng An, chuyên gia y tế.
Mới đây những sự việc như đang cách ly tại nhà thì bạn đến ăn nhậu, trong lúc chờ kết quả xét nghiệm Sars Cov 2 cả nhà vẫn đi ra hàng quán ăn uống; hàng nghìn người đi lễ đền, chùa trong ngày đầu tháng, cơ sở y tế còn chủ quan, bị động trong sàng lọc, phân luồng người bệnh, chủ một số khách sạn, nhà nghỉ vẫn chứa chấp người nhập cảnh trái phép kiếm lợi bất chấp dịch bệnh… Tất cả những điều này đều xuất phát từ tâm lý chủ quan, không coi Covid-19 là một nguy cơ cận kề.- Vậy có cách nào để cộng đồng tuân thủ nghiêm các khuyến cáo phòng chống dịch bệnh? Trường hợp người dân và cơ sở y tế không chấp hành, để xảy ra dịch bệnh thì cần có chế tài xử phạt ra sao? Bàn về vấn đề này, BTV Thúy Ngà trao đổi với khách mời là TS.BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm – Nội thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh.
- Giải quyết vấn đề tâm lý cho người dân trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát.- Album âm nhạc đang thống lĩnh hàng loạt bảng xếp hạng âm nhạc thế giới : After Hours.- Giới thiệu một số món ăn Việt chứa Themomodulin tăng sức đề kháng trong mùa Covid-19.- Chương trình nấu những suất cơm ngon, nóng cho các bác sỹ, y tá với mong muốn cùng nhau vượt qua Covid-19.
Sức khỏe tâm lý của bạn có bị ảnh hưởng vì đại dịch? Bạn có đang lo âu, trầm uất hoặc hoảng sợ thái quá? Từng ngày, từng giờ, thông tin được cập nhật ồ ạt với nhiều ca nhiễm tăng cao trên toàn cầu, khiến ta thấy như cánh tay vô hình của dịch bệnh ngày càng tiến đến gần khu vực mình sống, cũng như người thân của mình. Còn với những người trong diện cách ly chắc chắn sẽ không tránh khỏi tâm lý lo lắng và có dẫn đến những hành động mất kiểm soát. Còn với những người có các bệnh tâm lý, như trầm cảm hay rối loạn lo âu, việc điều chỉnh cảm xúc sẽ càng khó khăn trong giai đoạn này. Với các em học sinh thời gian nghỉ học kéo dài cũng sẽ ảnh hưởng đến vấn đề học tập và tâm lý. Khách mời là Tiến Sỹ Trần Thu Hương, Giảng viên Khoa Tâm Lý học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ giúp giải quyết vấn đề sức khỏe tâm lý cho mọi người trong thời điểm giãn cách xã hội như hiện nay.
- Làm sao sớm hiện thực hóa chủ trương hỗ trợ trực tiếp gia đình chính sách, người nghèo, người lao động bị mất việc làm và những người yếu thế khác trước ảnh hưởng đại dịch Covid-19?- Ngăn chặn những "chuyến tàu vét" trước đại hội.- Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trước mọi diễn biến của dịch bệnh.- Giải quyết vấn đề sức khỏe tâm lý trong mùa dịch.- Xẩm Hà Thành góp tiếng hát chống dịch Covid-19 với “Tiêu diệt Corona".
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)