Mùa xuân đang vẫy gọi nhưng giờ này cũng như các chiến sỹ nơi biên cương đang phải phòng chống dịch Covid-19, thì cũng có rất nhiều những “người lính công nghệ” vẫn đang “trực chiến”, để chúng ta có thể vào mạng một cách an toàn, đem đến những công nghệ mới nhất, giúp mỗi người có thể trải nghiệm những dịch vụ công nghệ số trong cuộc sống. Nhân ngày 30 Tết Nguyên đán - ngày cuối cùng của năm Canh Tý, chúng tôi mời ông Nguyễn Quang Đồng (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông, Hội Truyền thông số Việt Nam) và ông Thiều Phương Nam (Tổng Giám đốc Tập đoàn Qualcomm Việt Nam, Lào và Campuchia) cùng tham gia chương trình, để đánh giá về những thành tựu triển khai công nghệ 5G ở nước ta, cũng như công nghệ 5G sẽ có thể đem đến những trải nghiệm thú vị như thế nào cho người sử dụng trong tương lai không xa?
“Đào dán tem” nhộn nhịp xuống phố
Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên ngành giáo dục cả nước triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1. Đây là lần đầu tiên Việt Nam xây dựng một chương trình giáo dục tổng thể, toàn diện, đồng bộ tất cả các môn học, hoạt động giáo dục ở các cấp học, lớp học theo mục tiêu giáo dục mới. Việc biên soạn sách giáo khoa được thực hiện theo hình thức xã hội hóa, với nhiều bộ sách khác nhau. Bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn không ít những bất cập, băn khoăn về những tồn tại đang hiện hữu của chương trình và sách giáo khoa mới. Vậy sau một học kỳ tổ chức dạy và học theo chủ trương một chương trình nhiều sách giáo khoa, các nhà trường đã thực hiện việc dạy học như thế nào, đánh giá kết quả học kỳ vừa qua ra sao? Cùng trao đổi vấn đề này kỹ hơn với vị khách mời là ông Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ quốc gia về Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT).
- Nhìn lại một học kỳ thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.- Tìm hiểu cách điều trị bệnh lác mắt, hay còn gọi là bệnh lé mắt.
Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14 đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có việc trao các cơ chế đặc thù cho các thành phố lớn của cả nước như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, tạo cơ sở pháp lý để các thành phố này phát triển. Việc trao các cơ chế đặc thù là cần thiết, đáp ứng đòi hỏi, nhu cầu có tính tất yếu nhưng việc vận hành các cơ chế này sao cho hiệu quả gắn với việc ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn cụ thể hóa và trách nhiệm lớn lao trong thực thi của lãnh đạo và người dân ở những thành phố này.
- Bộ máy chính quyền thành phố Thủ Đức chính thức được kiện toàn khi sáng nay, Công an thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố các quyết định của Bộ Công an, Giám đốc Công an thành phố về việc thành lập Công an thành phố Thủ Đức và công tác nhân sự tại đơn vị này.- Hàng nghìn suất quà tiếp tục được các địa phương trao tặng cho người nghèo, lao động có hoàn cảnh khó khăn tại chương trình “Tết vum vầy – Kết nối yêu thương”.- Đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội chính thức mở cửa đón khách tham quan. Đây là sự công khai với người dân về tiến độ dự án.- Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden ký sắc lệnh thúc đẩy tăng mức lương tối thiểu cho nhân viên liên bang.- Hôm nay, ngày 23-1 đánh dấu tròn một năm Trung Quốc phong tỏa thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh Covid-19. Thành phố có hơn 10 triệu dân đã có sự phục hồi và phát triển kinh tế mạnh mẽ.- Trong một diễn biến liên quan Cơ quan thanh tra Liên minh châu Âu điều tra về các hợp đồng mua bán và cung cấp vắc-xin ngừa Covid-19 của Ủy ban châu Âu.
Ngày 31/12/2020 đánh dấu một sự kiện lịch sử của TPHCM và cả nước, khi lần đầu tiên một thành phố “trong lòng” thành phố được ra đời- thành phố Thủ Đức. Thành phố mang nhiều kỳ vọng về sự đột phá, cực tăng trưởng mới dành cho TPHCM. Bước sang năm Tân Sửu, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố mang tên Bác quyết tâm và nỗ lực xây dựng thành phố Thủ Đức xứng tầm một đô thị sáng tạo, hiện đại, trung tâm tài chính của khu vực. Phóng viên Duy Phương, thường trú tại TPHCM có bài viết về nội dung này:
- Từ thiện sao cho đúng, cách cho thế nào cho hiệu quả?- Thanh niên Nhật bản bỏ phố về quê, hồi sinh những vùng nông thôn ở đất nước Mặt trời mọc.- Xây dựng sản phẩm mới, phù hợp với bối cảnh phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn trong các hoạt động du lịch tại Huế.- Những ca khúc theo yêu cầu của thính giả.
Ngày 8/1 vừa qua, tại huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) diễn ra lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập Thành phố Phú Quốc. Đảo ngọc Phú Quốc đã trở thành thành phố đảo đầu tiên của cả nước, được khoác lên mình chiếc áo đô thị đặc thù. Cánh cửa mới đã mở ra, vận hội mới đã đến, tạo sức hấp dẫn thu hút đầu tư, khơi dậy tiềm năng du lịch, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy nhanh việc xây dựng Phú Quốc thành trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao, trung tâm dịch vụ công cộng, thương mại - tài chính quốc tế, cảng quốc tế là những phần việc còn lại phải làm. Thực tiễn đang đòi hỏi, cùng với việc đầu tư, phát triển đảo ngọc, cần có tầm nhìn, chiến lược và bước đi cụ thể cho việc xây dựng thương hiệu thành phố đảo đầu tiên của cả nước, để hòn đảo này mang lại những giá trị sáng tạo nhiều hơn.
- Phát triển thành phố đảo đầu tiên của cả nước: Phú Quốc phải là đối tượng được ưu tiên trong công cuộc tháo gỡ các rào cản.- TP.HCM kỳ vọng đột phá về giao thông trong năm 2021.- Sức ép luận tội những ngày cuối tại vị của Tổng thống Mỹ Donald Trump.- Tây Ban Nha hứng chịu bão tuyết tồi tệ nhất trong 50 năm qua.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)