Đến hôm nay, Việt Nam đã trải qua hơn 1 tháng không ghi nhận ca mắc covid19 tại cộng đồng, đã khống chế được 3 đợt dịch, song những diễn biến phức tạp và nguy hiểm tại nhiều nước, trong đó có những nước ngay sát biên giới khiến ngành y tế phải đặt ra những kịch bản ứng phó trong nhiều tình huống. Trong lúc này, cần triển khai những phương án nào để chúng ta không lúng túng, bị động nếu như dịch bệnh xâm nhập cộng đồng? Người dân cần làm gì trong lúc này, nhất là dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 đang tới gần?
Nép mình trong một con ngõ nhỏ, quán cà phê Mơ Phố có lẽ cũng giống như bao quán cà phê khác tại Hà Nội...Thế nhưng quán cà phê Mơ Phố lại thu hút rất đông khách, họ đến đây không chỉ để nếm hương vị cà phê, nhấm nhấp vị mật ong của tách trà hoa cúc hay nhẩn nha hạt hướng dương...mà vì những điều đặc biệt từ chính những con người đang vận hành cafe Mơ Phố với những dự án đặc biệt như: Mơ Phố học tập, Mơ phố âm nhạc, Mơ phố sức khỏe, Mơ phố Sách...những dự án đang biến những giấc mơ của các em nhỏ vùng cao đến gần hơn với hiện thực. Anh Ngô Tuấn Anh, bác sỹ viện Trung ương Quân đội 108, Hội trưởng Hội bác sỹ tình nguyện, chia sẻ về những dự án và những điều đặc biệt ở Cafe Mơ Phố.
Làm sao để hạ nhiệt tuyển sinh đầu cấp và nạn “chạy trường”.- Ngôi sao điện ảnh “Fast & Furious” để ngỏ khả năng tranh cử Tổng thống Mỹ.- Giới trẻ ngày nay quan tâm tới tình yêu hơn tình thân?- Cafe Mơ phố - "trạm xá" mini giữa lòng Hà Nội.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại Thành phố Hải Phòng.- Dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng tại Hải Dương đã gây trở ngại rất lớn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, quý 1 vừa qua, thu hút đầu tư trong nước của địa phương này tăng gần gấp đôi.- Lao động Việt Nam được phép gia hạn thời gian lưu trú ở Hàn Quốc thêm 1 năm, trong bối cảnh nước này thiếu lao động tại các doanh nghiệp.- Nước Mỹ đang đối mặt với những thách thức an ninh nghiêm trọng ở trong nước khi liên tiếp xảy ra các vụ bạo lực và nổ súng, cùng nạn phân biệt chủng tộc gia tăng trong đại dịch Covid 19.- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mà Chính phủ Ấn Độ khởi xướng.
Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tán thành ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng giữ chức Chủ tịch Ủy ban thay ông Trần Thanh Mẫn.- Thành phố Hồ Chí Minh hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm y tế chuyên sâu khu vực Đông Nam Á.- Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội triệu tập đại diện nhiều bộ ngành với tư cách là nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, đến phiên tòa xét xử đại án Gang thép Thái Nguyên.- Philippin và Mỹ khởi động cuộc tập trận quân sự chung mang tên “Vai kề vai” trên biển Đông trong bối cảnh ngày càng gia tăng căng thẳng với Trung Quốc thời gian gần đây. Bộ trưởng quốc phòng 2 nước cũng điện đàm thảo luận về tình hình biển Đông.- Vinh danh ở 4 hạng mục, tác phẩm Nometlen giành chiến thắng lớn tại lễ trao giải thưởng điện ảnh hàng đầu của Anh BAFTA – được coi là giải thưởng Oscar của Anh.
- Chủ trì hội nghị sơ kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông quý 1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đề nghị công an điều tra, xác minh trả lời công luận xem có ai chống lưng cho xe quá tải hay không?- Bí thư Huyện ủy Kon Plông và một số doanh nghiệp tỉnh Kon Tum khẳng định, clip “Chủ tịch huyện Đặng Thanh Nam gợi ý phong bì” là không đúng sự thật.- Các tỉnh miền Trung triển khai chương trình kích cầu du lịch.- Tại vòng đàm phán quân sự lần thứ 11 với Trung Quốc, Ấn Độ kiên quyết yêu cầu Trung Quốc hoàn thành quá trình rút quân tại các điểm xung đột còn lại trong thời gian sớm nhất.- Các chuyên gia an ninh mạng cảnh báo vấn nạn "hộ chiếu vaccine" giả mạo.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 11, sáng nay Quốc hội tiến hành các thủ tục miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch nước đối với bà Đặng Thị Ngọc Thịnh và một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước.
Hôm nay, Quốc hội tiến hành thủ tục miễn nhiệm Phó Chủ tịch nước; một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước.- Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030, khu vực dịch vụ của Việt Nam đạt từ 7 đến 8% một năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.- Đợt 2 tiêm chủng ngừa COVID-19, Hà Nội mở rộng đối tượng tiêm chủng với 50.000 liều vaccine.- Đàm phán hạt nhân giữa nhóm P5+1 với Iran lạc quan, thận trọng.- Tổ chức Y tế thế giới xác nhận khả năng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 từ người sang động vật, khuyến cáo virus có thể biến đổi khiến việc phòng dịch trở nên phức tạp hơn.
Như đã nêu trong phần 1 của loạt bài viết Đề án giãn dân phố cổ Hà Nội: Dở dang và kỳ vọng, hơn hai thập niên triển khai nhưng đến nay, lãnh đạo TP Hà Nội vẫn chưa trả lời được câu hỏi: di dân phố cổ đi đâu? ai là người đi, ai được ở lại và đảm bảo sinh kế cho người dân ở nơi mới ra sao? Một tín hiệu đáng mừng mới đây, sau 10 năm, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt Quy hoạch phân khu nội đô lịch sử. Đây được coi là là cơ sở pháp lý quan trọng góp phần giúp Hà Nội kiểm soát phát triển, quản lý đô thị, bảo tồn và phát huy giá trị khu vực phổ cổ, phố cũ, cũng như thúc đẩy tiến độ thực hiện Đề án giãn dân phố cổ. Nhưng để làm được việc này, Hà Nội cần có các cơ chế chính sách đột phá cũng như giải pháp hợp lý để sớm hiện thực ước mơ an cư lạc nghiệp cho người dân tại nơi ở mới. Loạt bài: Đề án giãn dân phố cổ Hà Nội: dở dang và kỳ vọng. Phần 2 nhan đề: Đề án giãn dân phố cố cần cơ chế đột phá.
Chủ trương giãn dân phố cổ được Hà Nội đặt ra từ hơn 20 năm trước, với mốc ban đầu dự kiến hoàn thành vào năm 2020. Tuy nhiên, đến thời điểm này, dự án vẫn đang dở dang mới triển khai giai đoạn 1. Hàng nghìn hộ dân phố cổ vẫn đang sống trong những căn nhà sập xệ, tăm tối, thậm chí rất nguy hiểm. Nguyên nhân là do trong cấu trúc của đề án giãn dân, thành phố Hà Nội mới chỉ chú trọng tới việc tạo nhà ở mà chưa có chính sách đền bù một cách linh hoạt, thỏa đáng và chưa tính đến phương kế tổng thể chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân nơi ở mới.Nhiều người dân thất vọng bởi hơn thập niên vẫn chưa thấy bóng dáng mẫu khu nhà tái định cư của Đề án giãn dân phố cổ với hạ tầng kinh tế - xã hội đảm bảo cuộc sống. Khi nào thì cuộc cuộc sống của người dân phố cổ mới được an cư? Loạt bài: Đề án giãn dân phố cổ Hà Nội: Dở dang và kỳ vọng. Phần 1 nhan đề: Giãn dân phố cổ Hà Nội: Đi cũng dở mà ở không xong.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)