Dạy và học qua mạng internet nói chung và dạy học trực tuyến nói riêng ở bậc phổ thông đang là lựa chọn hàng đầu trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài và diễn biến phức tạp. Tại một số địa phương, ngành giáo dục và Đào tạo đã khuyến khích các cơ sở giáo dục triển khai các hình thức dạy học tiếp nối chương trình qua internet. Thế nhưng, thực tế quá trình dạy và học online thời gian qua đã nảy sinh nhiều bất cập về hạ tầng công nghệ, điều kiện học tập… khó khăn cho cả giáo viên, học sinh và phụ huynh. Ghi nhận của PV Minh Hường tại Hà Nội.
Một Giáo viên của trường tiểu học ở quận Chuo, Tokyo, đã xác nhận mắc Covid-19. Giáo viên này, tuần trước cũng đã tham gia vào Lễ Khai giảng năm học mới. Phản ánh của Bùi Hùng- phóng viên thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản.
Tiếng Anh từ lâu đã là ngôn ngữ chung của thế giới, và theo xu thế toàn cầu hóa thì không thể không thành thạo tiếng Anh. Nắm bắt xu thế này, nhiều ứng dụng học tiếng Anh đã ra đời, giúp nâng cao khả năng tiếng Anh của người Việt, giúp mọi người có thể học mọi lúc, mọi nơi. Khách mời: Ông Phạm Tuấn Hiệp - Giám đốc ươm tạo BK- Holdings và bạn Bùi Thị Hoàng Điệp - Người sáng lập dự án “eJOY- hệ sinh thái học tiếng Anh đa nền tảng” cùng trao đổi về vấn đề này.
- Dạy học từ xa thời covid-19.- Bưu điện cao nhất thế giới nằm trên dãy núi Himalaya ở miền bắc Ấn Độ.- Câu chuyện tình huyền thoại đằng sau lịch sử của hòn đảo Llanddwyn của xứ Wales.- Chat với ca sĩ Thanh Cường: hát lên những thanh âm tuyệt vời của cuộc sống.- Hang Sơn Đoòng của Việt Nam góp mặt trong số 10 địa danh du lịch ảo tuyệt vời nhất thế giới.
Những thuận lợi nào và những phiền toái, khó khăn nào nảy sinh trong dạy và học trực tuyến cần chung tay khắc phục? Liệu dịch bệnh có đang là cơ hội để thay đổi phương thức giảng dạy từ trực tiếp sang đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa, hướng tới một xã hội học tập ở mọi nơi, mọi lúc? Cùng trò chuyện về chủ đề này là thầy giáo, tiến sỹ Lê Thống Nhất, người khởi xướng các kỳ thi Toán, Tiếng Anh trên Internet cách đây hơn 10 năm và cho ra đời Trường học lớn BigSchool gần 4 năm nay.
- Dạy học từ xa thời covid-19.- Cuốn sách học cách làm bạn cùng con:“Teen ơi làm bạn nhé".- Tạp chí âm nhạc quốc tế.- Ở nhà mà không hề buồn chán.
- Cảnh báo về lộ thông tin cá nhân khi học và làm việc trực tuyến trong dịch Covid-19.- Âm nhạc kết nối mọi người trên thế giới.- Giới thiệu món ăn dân giã nhưng rất đặc sắc của đồng bào Thái - món trứng kiến.- Hành trình phát triển nông sản hữu cơ, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.
Chiều nay (10/4), phát biểu tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho biết, vừa qua Thủ tướng đã giao Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, báo cáo Chính phủ về phương án thi THPT Quốc gia và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng. Tới đây, Bộ sẽ báo cáo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, sau đó báo cáo Thủ tướng để thống nhất phương án. Phóng viên Lại Hoa phản ánh.
- Càng khó khăn càng phải thích ứng và cải cách mạnh mẽ để đưa nền kinh tế bật dậy ngay sau khi đại dịch Covid-19 qua đi. Đây là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về các giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh ứng phó với tác động của dịch Covid-19.- Hôm nay, cả nước có thêm 16 bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh lên 144 người. Bộ Y tế cũng bắt đầu nghiên cứu chiết xuất huyết tương của người khỏi bệnh để điều trị những ca nặng.- Sau 10 ngày thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, tại nhiều khu vực ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, người dân bắt đầu có tâm lý chủ quan, đổ ra đường bất chấp lệnh giãn cách xã hội.- Quảng Ninh xét xử vụ án điểm đầu tiên liên quan tới dịch Covid-19, tuyên phạt bị cáo 9 tháng tù giam do không đeo khẩu trang, chống người thi hành công vụ.- Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lần đầu tiên họp trực tuyến, thảo luận về đại dịch Covid-19.- Nhiều nước cảnh báo nguy cơ an ninh đối với ứng dụng học trực tuyến Zoom.
Làm việc trực tuyến, học tập trực tuyến… trong thời gian “giãn cách xã hội” theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ được coi là một trong những giải pháp tối ưu. Nhiều cơ quan, trường học đã lựa chọn các giải pháp để cán bộ và nhân viên, thầy cô giáo và học sinh có thể kết nối trực tuyến với nhau trong các nhóm chat, cùng trao đổi công việc, hướng dẫn học bài. Đây cũng là những thành tựu mà cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đã đem đến, để “giãn cách xã hội”, nhưng vẫn được làm việc, để “tạm dừng đến đến trường”, nhưng “không ngừng việc học”. Tuy nhiên, với quá nhiều ứng dụng, nền tảng để tham gia học tập và làm việc trực tuyến như hiện nay, thì sẽ có không ít nguy cơ bị lộ thông tin cá nhân, thậm chí có thể bị lợi dụng, lừa đảo, mất tiền... Khách mời là ông Lê Thanh Tùng - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần An ninh mạng Việt Nam VSEC cùng bàn luận về những nguy cơ có thể dẫn đến việc lộ thông tin cá nhân khi làm việc và học tập trực tuyến.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)