Sau khi những quy định giãn cách dần được dỡ bỏ, những ngày này, lực lượng lao động tự do đã trở lại các thành phố lớn khiến lưu lượng phương tiện đi lại, sinh hoạt ở khắp các nẻo đường, con phố đông đúc trở lại. Cuộc sống mưu sinh hối hả lại tiếp diễn với những vất vả, lam lũ và cả những niềm hạnh phúc nho nhỏ. Phóng viên Thu Hiền ghi lại điều này tại một số chợ đầu mối tại Hà Nội:
- Giải pháp tiêu thụ nông sản mùa Covid: Cần ưu tiên chế biến sâu.- Hà Nội nâng cao thu nhập với cây măng tây.- Giải pháp sử dụng phân bón hợp lý và phòng bệnh cho cây lúa.- Tìm hiểu biển đảo Việt Nam.
UBND thành phố Hà Nội vừa công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2019 của các sở và cơ quan ngang sở; UBND các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố. Chỉ số cải cách hành chính năm 2019 của 22 sở, cơ quan ngang sở thuộc thành phố trung bình đạt khoảng 72% trở lên, trong đó cao nhất là Sở Nội vụ (86,93%). Đối với UBND 30 quận, huyện, thị xã, Chỉ số cải cách hành chính năm 2019 trung bình đạt từ 83% trở lên… Kết quả xếp hạng này cho thấy đã có những tiến bộ hơn trong cải cách hành chính của Hà Nội. Tuy nhiên, vẫn còn chưa có sự đột phá lớn.
- Lạng Sơn tạm giữ phương tiện vận chuyển 14 loại hàng hóa có dấu hiệu là hàng hóa nhập lậu được hợp thức bằng hóa đơn bán hàng.- Trà Vinh kiểm tra, xử phạt hành vi kinh doanh LPG chai mini không được phép nạp lại.- Hà Nội phát hiện 90.000 sản phẩm đông nam dược có dấu hiệu vi phạm đang bán trên mạng.- Hải Dương tiêu hủy hơn 72 tấn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc.
- Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, ngoài công tác phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19, nhiều vấn đề nóng như: Vụ án Đường Dương ở Thái Bình, vụ án tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC Hà Nội cũng được báo chí đặc biệt quan tâm, đặt câu hỏi cho các bộ ngành.- Tỉnh ủy Bình Dương thông tin về vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, xảy ra tại khu đất 43 ha, gây thất thoát số tiền gần 130 tỷ đồng.- Cảnh báo mặn xâm nhập ở đồng bằng sông Cửu Long tăng trở lại từ ngày 6/5.- Mỹ và Anh bắt đầu đàm phán thương mại song phương hậu Brexit, bao gồm nhiều lĩnh vực: Hàng hóa, dịch vụ, thương mại số và đầu tư.- Nhật Bản đóng góp khoản tiền lớn cho thế giới bào chế vắc-xin ngừa Covid-19.
Sau hơn 1 tháng tạm dừng hoạt động do giãn cách xã hội, ngày 4/5 là ngày đầu tiên toàn bộ xe Bus trên địa bàn Hà Nội hoạt động trở lại. Để đảm bảo an toàn cho người dân khi đi xe, trước khi xuất bến các đơn vị vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn Hà Nội phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Y tế. Ghi nhận của phóng viên Việt Cường.
- Chính phủ Nhật Bản quyết định hỗ trợ cho cả công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại Nhật Bản. Đây là khẳng định của Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo trong cuộc điện đàm về công tác phòng chống dịch Covid-19 với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào chiều nay.- Bộ Công thương đề nghị các doanh nghiệp đưa hàng hóa sang thị trường Trung Quốc cần chủ động cân nhắc, điều chỉnh tiến độ đưa hàng lên biên giới phía Bắc phù hợp với năng lực thông quan của các cửa khẩu.- Nhiều trường học thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch Covid-19 trong ngày đầu tiên cho học sinh đi học trở lại. Đáng chú ý, tỷ lệ học sinh ở Hà Nội đi học đạt hơn 99%.- Liên minh Châu Âu cho rằng làn sóng lây nhiễm dịch Covid-19 đầu tiên ở châu Âu đã qua đỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn 5 quốc gia ở khu vực này chưa đạt đỉnh dịch, trong đó có Anh.- Nước Nga tiến hành nhiều hoạt động kỷ niệm 75 năm Chiến thắng trong cuộc chiến tranh vệ quốc Vĩ đại.
Trong 4 ngày nghỉ lễ, nhiều quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã chi trả tiền hỗ trợ đạt tỷ lệ cao. Dự kiến hết ngày hôm nay (4/5), thành phố Hà Nội sẽ cơ bản hoàn thành việc hỗ trợ cho các đối tượng người có công, bảo trợ xã hội, nghèo và cận nghèo. Trong tuần này, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tham mưu cho thành phố Hà Nội sẽ ban hành quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng người lao động. Phản ánh của phóng viên Kim Thanh:
Sáng nay (4/5), học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 của các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông thành phố Hà Nội quay trở lại trường học sau 3 tháng tạm nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19. Nhiều học sinh bày tỏ niềm vui được trở lại trường sau chuỗi ngày dài xa trường, xa bạn bè và đều nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng dịch Covid-19. Ghi nhận của PV Minh Hường.
- 17 ngày liên tiếp, Việt Nam không có thêm ca bệnh mới mắc Covid-19. Kết quả này là tiền đề quan trọng để cả nước bước sang giai đoạn mới - giai đoạn thực hiện nhiệm vụ kép khi vừa ngăn chặn dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế.- Hàng trăm nghìn hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng và lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đã nhận được tiền hỗ trợ.- Hà Nội quyết định cho xe buýt hoạt động bình thường trở lại từ ngày mai. Các đơn vị tham gia vận tải hành khách công cộng phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo qui định.- Thủ tướng Anh quyết định đặt tên con trai mới sinh mang tên hai bác sỹ đã trực tiếp chữa trị Covid-19 cho ông. Đây được xem là sự cảm ơn chân thành của nhà lãnh đạo Anh dành cho những người đã cứu sống mình.- Sau khi Nhà lãnh đạo Triều Tiên xuất hiện trước công chúng tại buổi lễ cắt băng khánh thành Nhà máy phân đạm ở Sunchon, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông “có thể” sẽ đối thoại với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un vào cuối tuần này.- Bình luận: “Quan hệ Mỹ - Trung: Giọt nước tràn ly sau đại dịch Covid-19”.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)