-Đánh giá thực hiện và hiệu quả của gói hỗ trợ 26000 tỷ.-Doanh nghiệp ổn định sản xuất bằng phương án “4 tại chỗ” và “2 xanh 1 sạch”.
Tại buổi toạ đàm tham vấn chuyên gia về kinh té xã hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.- Ủy ban xã hội của QH đề nghị Bộ LĐ-TB&XH thanh tra giám sát hơn 200.000 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội.- Ngân hàng sẽ bơm 100.000 tỷ đồng lãi suất 3-4%/năm ra thị trường hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.- Tại Nghệ An, hàng nghìn nhà dân bị ảnh hưởng do mưa lớn những ngày qua. Lượng mưa đo được ở khu vực này có nơi lên đến 500mm.- Nước Đức có thể rơi vào tình thế bế tắc chính trị kéo dài trong thời gian tới, với việc hai đảng Dân chủ xã hội và Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo đều tuyên bố muốn thành lập chính phủ.- Australia khiếu nại lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) việc Trung Quốc áp thuế hơn 200% đối với các nhà sản xuất rượu của nước này.
Kỷ nguyên Merkel và tương lai nước Đức.- Liên tiếp phát hiện nhiều vụ nhập lậu và kinh doanh thuốc phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19.- Doanh nghiệp thích nghi bằng “4 tại chỗ” và “2 xanh 1 sạch”.- Bản tin Thật – Giả, một bản tin mới phát sóng trên VOV1 vào thứ 2 hàng tuần.
Tại chương trình Cà phê doanh nhân Huba lần thứ 59 diễn ra hôm nay (26/9) với chủ đề "Kế hoạch phục hồi kinh tế trong giai đoạn bình thường mới", nhiều doanh nghiệp ở TP.HCM cho biết họ đang lúng túng, bị động trong việc chuẩn bị tái sản xuất, kinh doanh sau ngày 30/9, nhất là chuẩn bị nguồn nhân lực.
- Doanh nghiệp hiến kế giải pháp "mở cửa" khôi phục sản xuất.-Các mô hình khởi nghiệp “xanh” của phụ nữ.- Sở hữu trí tuệ- chìa khoá quan trọng để khởi nghiệp.
-Cần cơ chế, ưu đãi cho nhà đầu tư tại khu công nghiệp, khu kinh tế.-Doanh nghiệp cần hoạt động trở lại, trước khi khôi phục năng lực sản xuất kinh doanh.-Nỗ lực thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng XIII về phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
Các doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng vừa đồng loạt kiến nghị hoạt động trở lại. Đó là nhu cầu thực tế và cần kíp trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang cố gắng cầm cự, rất nhiều doanh nghiệp khác đã phá sản. Nhưng, vừa sản xuất kinh doanh, vừa bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng cho lực lượng lao động là nhiệm vụ không hề dễ dàng – không thể nóng vội. Nguồn nhân lực-người lao động cũng là một trong những vấn đề nan giải nhất của nỗ lực tái sản xuất kinh doanh. Nhân lực nào có thể đáp ứng nhu cầu này, trong bối cảnh Covid19 vẫn được khẳng định là phức tạp, khôn lường? “Khôi phục sản xuất kinh doanh: Giải bài toán thiếu hụt lao động !” là chủ đề câu chuyện thời sự có sự bàn luận trực tiếp của chuyên gia an sinh xã hội, lao động việc làm - bà Phạm Nguyên Cường.
Thiếu hụt lao động sau dịch. Đâu là giải pháp cho vấn đề nhân lực để phục hồi sản xuất kinh doanh?- Pháp sẽ rời khỏi NATO sau thoả thuận quốc phòng ba bên giữa Úc, Anh, và Mỹ (Aukus).- Hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 theo Nghị quyết 68 của Chính phủ ở tỉnh Đắc Lắc.- Anh đứng trước tình trạng thiếu hụt lương thực do khủng hoảng khí đốt.
Thực hiện Nghị quyết số 68 của CP và Quyết định số 23 của Thủ tướng CP, Bảo hiểm XH Việt Nam triển khai đồng loạt các giải pháp hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 như: đơn giản hóa tối đa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ trong ngày… Việc ngành Bảo hiểm XH Việt Nam triển khai nhanh, kịp thời và hiệu quả các chính sách hỗ trợ về BHXH, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho người lao động, giúp doanh nghiệp có thêm điều kiện phục hồi, duy trì hoạt động sản xuất, đẩy lùi dịch Covid-19, sớm ổn định kinh tế - xã hội và đời sống người dân.
Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt và ban hành kịp thời nhiều cơ chế, chính sách và giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, tình hình dịch Covid-19 trong nước diễn biến hết sức phức tạp khiến nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề nay lại càng khó khăn hơn. Để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do tác động tiêu cực của dịch Covid-19, ngày 9/9, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết số 105 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19. Mục tiêu của Nghị quyết là tập trung khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19; hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm thấp nhất số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi dịch bệnh.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)