Hôm qua (7/9), Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản tiếp nhận tượng trưng khoản hỗ trợ từ công ty cổ phần Advance, Nhật Bản, giúp đỡ người Việt Nam gặp khó khăn tại Nhật Bản.
Vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội là mục tiêu kép mà Chính phủ tiếp tục chỉ đạo thực hiện trong những tháng cuối năm. Điều này đã được Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 diễn ra ngày hôm qua (6/9). Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, xây dựng kế hoạch, kịch bản phục hồi và thúc đẩy kinh tế trong điều kiện mới.
Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh đó, việc tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp có thể tiếp tục duy trì sản xuất, là trụ đỡ cho nền kinh tế vượt qua đại dịch là yêu cầu cấp bách.
Dịch Covid-19 đã và đang tác động tiêu cực đến sự ổn định và phát triển kinh tế- xã hội trên phạm vi toàn quốc, đồng thời được đánh giá là nghiêm trọng hơn nhiều so với năm ngoái. Dịch Covid-19 gần như “đóng băng” ngành sản xuất, song các chuyên gia kinh tế đánh giá, đây cũng là yếu tố góp phần thôi thúc hoạt động chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra các đột phá trong sản xuất kinh doanh, hướng tới nền sản xuất thông minh.
-Diễn đàn thông tin kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản: kết nối người sản xuất với doanh nghiệp, thị trường trên nền tảng số. -Ninh Thuận phát huy vai trò kinh tế hợp tác xã ở vùng đồng bào Chăm. - Vì sao phải lắt đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá trong Chống khai thác bất hợp pháp IUU - Tìm hiểu biển đảo Việt Nam mời quý vị và các bạn cùng đến Đảo xanh Ngọc Vừng, Quảng Ninh. Tiếp đó là hướng dẫn những quy định trong hoạt động tìm kiếm cứu hộ cứu nạn trên biển
Giải pháp kinh tế và pháp lý tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp giai đoạn Covid 19.- Gỡ nút thắt quy hoạch để kinh tế khu vực biên giới phát huy lợi thế tiềm năng.- Đẩy mạnh mua sắm trực tuyến trong thời dịch bệnh.
Giải pháp nào tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp, trong bối cảnh nhiều rủi ro phát sinh ở giai đoạn Covid-19 và những hệ quả sau dịch mà doanh nghiệp phải đối mặt nhìn từ góc độ kinh tế và pháp lý?
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề từ đại dịch Covid-19. Trước tình hình khó khăn nghiêm trọng của hàng loạt doanh nghiệp, Chính phủ đã kịp thời đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ. Mới đây, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã trình Chính phủ ban hành nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19, theo đó sẽ có khoảng 1 triệu lượt doanh nghiệp được hỗ trợ tín dụng, 160.000 doanh nghiệp được gia hạn, miễn, giảm thuế, phí. Những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19 được Chính phủ, các Bộ ngành địa phương ban hành được xem là “liều thuốc” hiệu quả giúp doanh nghiệp giảm khó khăn, khôi phục sản xuất, kinh doanh.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đặc biệt là thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, nhiều Công ty, Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang đã xây dựng phương án hoạt động theo mô hình “3 tại chỗ” hoặc “một cung đường 2 điểm đến”…Đây được xem là mô hình phù hợp đối với địa phương hiện nay; vừa đảm bảo các quy định phòng chống dịch, vừa bảo vệ an toàn sức khỏe cho người lao động, góp phần duy trì sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp của địa phương.
Đợt dịch thứ 4 bùng phát khiến nhiều doanh nghiệp tiếp tục rơi vào khó khăn, đuối sức. Tuy nhiên cũng có nhiều doanh nghiệp coi đó là cơ hội để tái cấu trúc mạnh mẽ, nắm bắt các giải pháp công nghệ để có thể biến những ý tưởng kinh doanh trở thành hiện thực trong giai đoạn này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)