Phát triển bền vững - giải pháp giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi thế EVFTA.- Thúc đẩy tiêu dùng xanh, hướng tới phát triển bền vững.- Doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường - nâng cao hiệu quả sản xuất.
Hơn 100.000 doanh nghiệp phải đóng cửa trong năm 2020- con số thống kê này của Tổng cục Thống kê đã phần nào cho thấy những tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế. Tuy vậy, cũng chính trong bối cảnh khó khăn này, vẫn có nhiều doanh nghiệp không chỉ trụ vững, mà còn phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều sản phẩm mới… nhờ đầu tư cho đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo. - Đổi mới sáng tạo sẽ trở thành chìa khóa để các quốc gia đang phát triển như Việt Nam vượt qua thách thức, nhưng vấn đề đặt ra ở đây là: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo tại Việt Nam như thế nào? Cần tạo động lực ra sao để doanh nghiệp vượt qua khó khăn-thách thức và dám đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo để phát triển bền vững?.
Bảo hiểm xã hội có vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội. Hệ thống bảo hiểm xã hội sẽ đảm bảo quyền lợi cho người lao động trên cở sở đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động. Theo đó thì phải có đóng góp mới có hưởng và không đóng góp thì không được hưởng. Mối quan hệ giữa mức đóng và quyền lợi được hưởng lại chịu sự ràng buộc của các nguyên tắc như: Nguyên tắc đoàn kết tương trợ chia sẻ rủi ro (thể hiện ở chính sách BHYT, chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp…), nguyên tắc tương quan giữa đóng và hưởng có sự can thiệp nhờ cách thức phân phối lại mang tính xã hội (chế độ hưu trí, tử tuất). Chương trình đối thoại hôm nay chúng tôi sẽ bàn cụ thể hơn về vai trò của Bảo hiểm xã hội với hệ thống an sinh xã hội- và những nỗi khó của doanh nghiệp tham gia Bảo hiểm xã hội trong thời kỳ dịch Covid 19, với sự tham gia của ông Tô Hoài Nam- Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và bà Phạm Nguyên Cường- Chuyên gia về an sinh xã hội
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tuyên Quang, từ đầu năm đến nay có 153 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 14,2% so với năm ngoái, trung bình mỗi tháng có khoảng 22 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Mặc dù đã được sự hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền địa phương, nhưng những doanh nghiệp có hàng xuất khẩu đang gặp rất nhiều khó khăn, càng sản xuất càng lỗ, do cước vận tải biển tăng quá cao.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Pháp và có hàng loạt cuộc tiếp xúc ngoại giao, xúc tiến thương mại đầu tư quan trọng trong chuyến thăm Chính thức Cộng hòa Pháp- Nhân sự kiện này, Diễn đàn Việt Nam toàn cầu cũng đã khai mạc tại Pháp, quy tụ hơn 100 chuyên gia, trí thức tiêu biểu của Việt Nam và quốc tế cùng thảo luận, gợi mở những ý tưởng, chính sách đưa Việt Nam phát triển bền vững- Việt Nam dự kiến đón khách quốc tế ngay trong quý 4 này tại một số thị trường trọng điểm- Nga và Belarus ký các văn kiện hội nhập của Nhà nước Liên minh
Đến nay 95% doanh nghiệp tại các khu chế xuất - khu công nghiệp ở TP HCM hoạt động trở lại.- Cảnh báo đợt triều cường mạnh sắp xảy ra ở các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long.- Khai mạc COP 26 tại Vương quốc Anh với tham vọng của nước chủ nhà là "thúc ép" các quốc gia ngay lập tức đưa ra các cam kết bảo vệ môi trường mạnh hơn cho giai đoạn từ nay đến năm 2030.- Campuchia chính thức mở cửa trở lại tất cả các lĩnh vực.
Theo Sở Công thương TP.HCM, tính đến 1/11 đã có 95% số doanh nghiệp tại các Khu chế xuất – Khu công nghiệp hoạt động trở lại. Số lao động đang làm việc đang đáp ứng 75% công suất.
Hai năm liên tiếp chịu tác động từ dịch Covid -19, nhiều doanh nghiệp đã gần như kiệt quệ. Trở lại trạng thái bình thường mới sau thời gian dài giãn cách từ đợt bùng phát dịch lần thứ 4, cộng đồng doanh nghiệp đang đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách thức. Áp lực về chi phí, thiếu hụt dòng tiền, nguồn lao động khiến nhiều doanh nghiệp chưa thể hoạt động hết công suất... Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị, để hỗ trợ phục hồi cho doanh nghiệp sau dịch cần đồng bộ, tạo thuận lợi, bảo đảm sự thống nhất, tính khả thi của chính sách để doanh nghiệp thực hiện.
VN- Index đạt đỉnh cao mới- Từ hôm nay (1/11), du lịch Quảng Ninh bắt đầu mở cửa đón khách ngoại tỉnh- Những vấn đề gì đặt ra với các doanh nghiệp lữ hành khi bước vào chặng đua mới
Công nghiệp điện tử là ngành sản xuất có vị trí then chốt trong nền kinh tế và tác động lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công nghiệp. Cùng với những doanh nghiệp thuộc các ngành, nghề khác, hiện nay các doanh nghiệp điện tử cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức do ảnh hưởng của đại dịch Covid19.Vậy những thách thức đang đặt ra đối với các doanh nghiệp điện tử cần phải được tháo gỡ ra sao? Đây là nội dung được bàn luận trong Chương trình Đối thoại với chủ đề “Doanh nghiệp điện tử và vấn đề lao động hậu Covid 19” với sự tham gia của bà Trần Thị Lan Anh, Phó Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; ông Nguyễn Hoàng Hà, Cán bộ chương trình, Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam và bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)