Trước diễn biến phức tạp, nhanh hơn dự đoán của dịch bệnh tại châu Âu, phát biểu tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 sáng 18/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, người Việt Nam ở nước ngoài trường hợp thực sự cần thiết phải về nước, thì dù còn nhiều khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân trong nước luôn nỗ lực hết sức, thực hiện các biện pháp cần thiết, để lo cho bà con một cách tốt nhất có thể. Đấy là nghĩa đồng bào. Có thể nói, thông điệp này đã được thực hiện bằng nhiều hành động thiết thực như Chính phủ cho đón những công dân ở nước ngoài có nhu cầu về nước; thực hiện các biện pháp cách li, phòng chống dịch bệnh an toàn nhất trong điều kiện có thể. Trao đổi với Nhà báo Hoàng Lâm, Tổng Thư kí Báo Lao động về nội dung này.
Nhờ sự phát triển của công nghệ 4.0, ngày càng có thêm nhiều ứng dụng tiện lợi, phục vụ cuộc sống. Chỉ cần sở hữu trong tay một chiếc smartphone (điện thoại thông minh) có kết nối internet là chúng ta có thể được tư vấn về sức khỏe, hướng dẫn đi khám bệnh một cách nhanh chóng. Ra mắt đã hơn 2 năm, ứng dụng Vovbacsi 24 của Kênh Sức khỏe và An toàn thực phẩm, Đài Tiếng nói Việt Nam đã giúp ích nhiều người dân được tư vấn về bệnh tật mà không cần đến gặp trực tiếp bác sĩ, góp phần giảm tải cho bệnh viện. Trong mùa dịch Covid-19 này, ứng dụng Vovbacsi 24 còn giúp 2 đường dây nóng của Bộ Y tế bớt quá tải trong việc giải đáp và tư vấn cho người dân những biện pháp phòng chống dịch bệnh này. Cùng trao đổi với ông Vũ Quang, phụ trách Dự án VOV bacsi24 của Kênh Sức khỏe và An toàn thực phẩm, Đài Tiếng nói Việt Nam để hiểu rõ hơn về ứng dụng thông minh này.
Đầu tháng 3 này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Chỉ thị 11 về các giải pháp cấp bách để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, nhằm thực hiện nhiệm vụ "kép", là vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Tinh thần của Chính phủ qua chỉ thị 11 và cùng nhiều quyết định trước đó, đã được các Bộ ngành và địa phương nghiêm túc triển khai, và bước đầu đưa ra 1 số giải pháp để thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp, ngày 17/3, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch. Ngay tại lễ phát động, các tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp đã ủng hộ số tiền và hiện vật trị giá 235 tỷ đồng. Chắc chắn rằng, sự đóng góp, sẻ chia của cộng đồng còn được nhân lên nhiều nữa, lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa, khi tất cả cùng đồng lòng, chung tay đẩy lùi Covid-19. Biên tập viên Ngọc Diệu có bài bình luận.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang tiếp tục lan rộng và hoành hành tại Châu Âu, dư luận Anh những ngày qua đang dấy lên những tranh cãi về cách ứng phó có phần khác biệt của chính phủ nước này. Đó là khái niệm "miễn dịch cộng đồng" mà một cố vấn khoa học hàng đầu của Anh đưa ra. Vấp phải những chỉ trích gay gắt trong phản ứng mới nhất, Chính phủ Anh đã bác bỏ ý tưởng "miễn dịch cộng đồng". Thế nhưng việc vẫn chưa có ngay lập tức các biện pháp cứng rắn và mạnh mẽ như các nước Châu Âu để ngăn chặn dịch lây lan đang tiếp tục đặt ra những hoài nghi về việc nước Anh đang thực sự theo đuổi chính sách nào trong cuộc chiến chống dịch Covid-19?
Dịch Covid-19 đang làm ảnh hưởng nặng nề tất cả các khía cạnh của đời sống, an sinh xã hội, đặc biệt là kinh tế. Theo thống kê ở Việt Nam, có khoảng 926.000 tỷ đồng dư nợ, chiếm khoảng 11,3% dư nợ cho vay toàn hệ thống bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chứng khoán liên tục chạm đáy trong nhiều ngày, ngành du lịch, dịch vụ tê liệt, hàng không, vận tải đường sắt cũng thiệt hại nặng nề. Trước tình hình này, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 01 nhằm kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời các tổ chức tín dụng cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng. Đồng thời, kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí... đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan khẩn trương đề xuất chính sách tín dụng phù hợp để tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Khách mời là Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu cung cấp thêm những thông tin về tình hình kinh tế, tài chính trong thời điểm dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.
Trước sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19), Việt Nam cũng là nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh này, không ít doanh nghiệp phải đóng cửa, hoặc hoạt động cầm chừng, dẫn đến người lao động rơi vào tình trạng mất việc làm hoặc nghỉ việc không lương chờ dịch bệnh qua đi. Trong khi chính phủ nỗ lực đưa ra những chính sách mang tính vĩ mô, bình ổn tình hình trước dịch bệnh thì người dân cũng đang có những bước chuyển đổi hình thức tổ chức kinh doanh để phù hợp với xu hướng mùa dịch. Vậy trước thách thức khi dịch Covid-19 còn đang diễn biến phức tạp ở nước ta, với những người bị tạm thời mất việc, những bà mẹ bỉm sữa, các bạn sinh viên và những người nhàn rỗi, người đang đi làm nhưng còn rảnh thời gian có thể làm gì khi mùa dịch để tăng thêm thu nhập? Khách mời là ông Hà Anh Tuấn - Chuyên gia đào tạo hướng dẫn Kinh doanh đưa ra những gợi ý về các cách thức kinh doanh để các bạn có thêm thông tin.
Dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng và diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Cùng những hệ lụy về chính trị, xã hội, thì suy thoái kinh tế hiện là một trong những nguy cơ lớn nhất đe dọa thế giới thời điểm hiện nay. Thậm chí người ta đã nói tới nguy cơ tái diễn khủng hoảng tài chính toàn cầu tương tự như giai đoạn 2007-2008. Trong một diễn biến mới nhất, trong các dự báo về triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2020, hàng loạt ngân hàng và tổ chức tài chính dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu có thể sụt giảm xuống chỉ còn 1% trong năm nay. Có thể nói, dịch Covid-19 hiện đang làm tê liệt một phần của nền kinh tế thế giới, trong đó có Trung Quốc- nền kinh tế chiếm 20% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu và Italia, một trong những thành viên của nhóm các nước phát triển công nghiệp G7. Nhà nghiên cứu Bùi Ngọc Sơn, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) phân tích rõ những kịch bản rủi ro mà nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt do dịch Covid-19.
- Diễn biến về tình hình dịch bệnh COVID- 19 trên thế giới và công tác phòng chống của Việt Nam trong bối cảnh mới.- Sử dụng các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên để có làn da khỏe đẹp.
Bước sang năm 2020, ngành thủy sản đặt nhiều kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu sau khi trải qua năm 2019 khá khó khăn và về đích chưa được như mong đợi. Tuy nhiên, ngay trong tháng đầu tiên năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã chứng kiến sự sụt giảm khá sâu và đối diện với nhiều khó khăn hơn khi dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Sars CoV-2 diễn biến phức tạp. Thống kê từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản trong tháng 1/2020 chỉ đạt khoảng 644 triệu USD, giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân là do tháng 1 rơi vào thời điểm nghỉ tết, đồng thời dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc đã ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu tôm, cá tra của các doanh nghiệp sang nước này. Nếu dịch bệnh còn kéo dài thì dự kiến, sản xuất và xuất khẩu thủy sản có thể bị ảnh hưởng và đình trệ nghiêm trọng hơn, có thể đến tháng 8. Khi đó, kim ngạch xuất sang Trung Quốc nửa đầu năm sẽ giảm 30% còn 400 triệu USD, và ước tính cả năm nay thủy sản sang thị trường này sẽ đạt khoảng 1,33 tỉ USD, giảm 6%. Tác động của dịch Covid-19 đối với ngành thủy sản ra sao và giải pháp nào để hoàn thành các mục tiêu xuất khẩu thủy sản đã đề ra trong năm 2020? Hai khách mời là ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản và Phó Giáo sư - Tiến sĩ Phạm Tất Thắng, Chuyên gia thương mại bàn luận về nội dung này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live