- Tận dụng cơ hội đón đầu làn sóng FDI hậu Covid-19.- Nhân sự Đại hội 13 của Đảng – Lắng nghe để lựa chọn?- Đẩy mạnh tinh thần hợp tác khu vực sau đại dịch Covid-19.- Nhà đầu tư cá nhân cần thận trọng khi trái phiếu doanh nghiệp bất động sản đang “nóng lên”.- Những câu chuyện xúc động về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Người.- Các nước áp dụng nhiều ý tưởng giãn cách xã hội sáng tạo chống tái bùng phát Covid-19.
- Cán bộ Đảng viên và nhân dân cả nước đồng thuận cao với kết luận của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 về tiêu chuẩn Ban chấp hành Trung ương khóa 13.- Phát hiện 24 trường hợp dương tính với virus Sars-CoV-2 trên chuyến bay từ Nga về nước hôm 13/5 vừa qua.- Về vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng chiều qua làm 10 người chết và 14 người bị thương xảy ra tại khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, Đồng Nai, hiện 7 bệnh nhân nặng đã qua cơn nguy kịch, không nguy hiểm đến tính mạng.- Hơn 36 triệu người ở Mỹ đăng ký xin trợ cấp thất nghiệp do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo tốc độ lây lan của dịch Covid-19 tại châu Âu đang chậm dần, nhưng các nước này không nên vội vã buông lỏng vì nguy cơ tái bùng phát là rất cao.
- Iraq tái tạo di sản bằng công nghệ thực tế ảo.- Cô bé Malaysia 9 tuổi may quần áo bảo hộ giúp các y bác sĩ chống dịch Covid-19.
- Hơn 200 tác giả, tác phẩm được vinh danh tại Lễ trao giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".- Tính đến hôm nay, Việt Nam đã chữa khỏi 90% các ca bệnh nhiễm Covid-19. Liên quan đến bệnh nhân thứ 91, 10 người Việt đã chủ động liên hệ đề nghị được hiến phổi.- Hàng chục nghìn hecta cây trồng ở các tỉnh miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long đứng trước nguy cơ mất trắng do khô hạn đang diễn ra khốc liệt.- Israel thành lập được chính phủ mới, chấm dứt 18 tháng bế tắc chính trị sau 3 cuộc bầu cử liên tiếp.- Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo, loài người có thể không bao giờ tiêu diệt nổi virus Sars-CoV-2. Trong lúc này, Trung Quốc chuẩn bị trừng phạt các cá nhân và thực thể Mỹ đòi điều tra về Covid-19.
- Gỡ “điểm nghẽn” - đẩy mạnh giải ngân đầu tư công trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng giao thông vận tải.- Du lịch TPHCM nỗ lực phục hồi sau dịch Covid-19.
Thời điểm này, các quốc gia trên thế giới đều đang cố gắng hết sức để phục hồi nền kinh tế, lấy lại đà tăng trưởng. Song, có những sự xáo trộn mà dịch bệnh gây ra đối với các mối quan hệ quốc tế, nếu không nhanh chóng được giải quyết thì cũng sẽ dẫn tới nhiều hậu quả khôn lường cho thế giới. Tiếp tục chuyên mục “Thế giới hậu đại dịch”, Vấn đề quốc tế hôm nay sẽ bàn câu chuyện: thế giới sẽ rất khác trong cách ứng xử xã hội và các mối quan hệ quốc tế, với góc nhìn của một nhà ngoại giao nước ngoài - Đại sứ Na Uy tại Việt Nam, bà Grete Lochen.
Việt Nam, với độ mở của nền kinh tế là 200% GDP (tính theo tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP), được coi là một trong những nền kinh tế “mở” nhất thế giới. Trước những tác động của đại dịch Covid-19, mặc dù Việt Nam cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh ở trong nước, song, với một nền kinh tế - mà động lực tăng trưởng - là công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tới trên 80% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, và trong giá trị xuất khẩu của năm 2019 đạt hơn 263 tỷ USD không thể không kể đến hơn 40 tỷ USD đóng góp của ngành nông nghiệp - thì để có được tăng trưởng kinh tế như kỳ vọng, để hoạt động sản xuất được khơi thông - cũng đồng nghĩa phải khơi thông được thị trường xuất khẩu. Nhìn lại kinh tế 4 tháng qua, mặc dù Việt Nam có tăng trưởng dương - trong khi rất nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới không có tăng trưởng, thậm chí là tăng trưởng âm; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vẫn tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước, xuất siêu khoảng 3 tỷ USD - nhưng nhiều chuyên gia nhận định, kinh tế Việt Nam sẽ chịu sự ảnh hưởng, tác động tiêu cực bởi dịch covid-19 rõ rệt hơn trong tháng 5 và quý 2 năm nay. Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, phát triển sản xuất nhằm đạt mục tiêu 300 tỷ USD - trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới? Khách mời là ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương bàn luận về vấn đề này.
- Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, phát triển sản xuất nhằm đạt mục tiêu 300 tỷ USD - trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới?- Quản lý thị trường Lạng Sơn: Tạm giữ 16 mặt hàng có dấu hiệu nhập lậu được hợp thức bằng hóa đơn bán hàng.- PV Đài TNVN phỏng vấn Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Grete Lochen với dòng thông tin “Đại dịch Covid-19 gióng lên hồi chuông kêu gọi đoàn kết và hợp tác quốc tế”.- Tư tưởng Hồ Chí Minh về lựa chọn cán bộ.- TPHCM: Nắng nóng gay gắt, nhiều bệnh rình rập tấn công trẻ em.- Các trường học ở Pháp thận trọng khi mở cửa trở lại.
- Hơn 200 tác phẩm đạt giải thưởng sáng tác và quảng bá văn học nghệ thuật, báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" được tôn vinh trong lễ trao thưởng tối qua.- Chính phủ ban hành Nghị quyết 68 Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 5 năm tới với mục tiêu, giảm ít nhất 20% số quy định hiện hành.- 60 nhà nhập khẩu giày dép Hoa Kỳ lần đầu tiên sẽ giao thương trực tuyến với đối tác Việt Nam để cùng bàn thảo kế hoạch hợp tác hậu Covid-19.- Thường trực Tỉnh ủy Thái Bình quyết định tạm dừng công tác đối với Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy vì liên quan tới vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 3 người thương vong.- Dự kiến tháng 7 tới, Nga sẽ có vacxin phòng chống dịch Covid-19.- Hơn 300 nhà lập pháp trên toàn cầu kêu gọi Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới xóa nợ cho các nước thuộc nhóm nghèo nhất thế giới.
Trung Quốc vừa tuyên bố hoàn thành một xưởng sản xuất vắc xin Covid-19 lớn nhất thế giới, sản lượng mỗi năm có thể đạt 100 triệu liều. Tin của phóng viên Đài TNVN thường trú tại Bắc Kinh.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live