Liên quan đến Gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng, bên hành lang Quốc hội, một số đại biểu đặt câu hỏi “Bao giờ doanh nghiệp nhận được tiền hỗ trợ khó khăn do dịch COVID-19”? Phải chăng thủ tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp còn rườm rà khiến doanh nghiệp dù gặp khó khăn vẫn không mặn mà? Ghi nhận của phóng viên Kim Thanh, Vân Hồng:
Đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng không nhỏ tới tốc độ tăng trưởng của cả nước nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Vậy Thanh Hóa sẽ làm gì để đạt được mục tiêu trở thành điểm sáng kinh tế, tỉnh công nghiệp trọng điểm cả nước và trước mắt là giúp doanh nghiệp vực dậy sau ảnh hưởng từ dịch Covid 19? Đây cũng là nội dung mà chúng tôi bàn tới trong Câu chuyện Thời sự hôm nay với sự tham gia của khách mời là ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa.
Liên quan đến gói hỗ trợ an sinh 62.000 tỷ đồng cho những đối tượng gặp khó khăn do dịch Covid 19, đến nay, các địa phương cơ bản hoàn tất chi trả hỗ trợ cho 4 nhóm đối tượng là người có công, bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Các địa phương đang hoàn tất bước đầu về hỗ trợ chi trả cho hộ kinh doanh bị giảm sâu cũng như các đối tượng lao động tự do. Đối với nhóm lao động bị tạm dừng hợp đồng lao động và doanh nghiệp gặp khó khăn phải ngừng sản xuất, hầu hết các địa phương đang gặp vướng mắc cần tháo gỡ. Phóng viên Kim Thanh đã phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung về vấn đề này.
- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia.- Ngành Y tế tỉnh Đồng Tháp tổ chức chẩn đoán Covid-19 cộng đồng trước việc một nam thanh niên trốn cách ly.- Mưa lớn kèm lốc xoáy tại một số địa phương khu vực phía Bắc khiến 3 người thiệt mạng, nhiều tài sản hư hỏng.- Phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể về kế hoạch và giải pháp thực hiện 3 dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông (giai đoạn 2017-2020) từ hình thức PPP sang đầu tư công.- Liên minh Châu Âu chỉ trích Nga và Trung Quốc tổ chức tuyên truyền sai lệch nhằm vào khu vực này trong đại dịch Covid-19.- Palestine đổi chiến thuật, “gây sức ép tối đa” với Israel nhằm ngăn chặn tham vọng thôn tính Bờ Tây.
Cũng như nhiều lĩnh vực, ngành du lịch đang nỗ lực mở cửa trở lại các dịch vụ để phục hồi sau đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế suy giảm, người tiêu dùng thắt chặt hầu bao, thì kích cầu du lịch thế nào cho hiệu quả đang là bài toán đặt ra. Bình luận của biên tập viên Minh Khánh.
- Tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, sáng nay, Quốc hội sẽ bàn về công tác nhân sự và bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia.- Hàng loạt trường đại học công lập tại thành phố Hồ Chí Minh thông báo tăng học phí cao gấp hai, ba, thậm chí là 5 lần khiến nhiều phụ huynh, học sinh lo lắng.- Mưa, kèm theo giông lốc mạnh làm sập xưởng gỗ tại tỉnh Vĩnh Phúc khiến 3 người tử vong và 20 người bị thương.- Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp trực tuyến về tình hình Sudan.- Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD cảnh báo, cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra có thể khiến GDP toàn cầu giảm 7,6% trong năm nay.- Bình luận: “Kích cầu du lịch hậu Covid-19 – Giá rẻ hay giá trị”.
- Nhiều mô hình hiệu quả giúp người nghèo vượt khó hậu Covid-19.- Những cách làm hiệu quả trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
- Tiếp tục các giải pháp thúc đẩy kinh tế hậu Covid.- Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chia sẻ về những việc cần làm ngay, để chuẩn bị sẵn sàng cho thời điểm Hiệp định EVFTA có hiệu lực thực thi.- Thị trường xuất khẩu gạo ổn định, giá tốt, kích thích người dân và doanh nghiệp.
Trong những tháng đầu năm, đại dịch Covid-19 đã làm đảo lộn thế giới, trong đó có Việt Nam. Do vậy, khi thảo luận về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, các đại biểu Quốc hội đã quan tâm dành nhiều thời gian đánh giá về quá trình phòng, chống dịch bệnh này, cũng như những giải pháp hồi phục kinh tế sau dịch.
Đại dịch Covid-19 đã tác động sâu rộng tới toàn bộ nền kinh tế, trong đó thị trường bất động sản cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Tại TPHCM, các doanh nghiệp bất động sản đang tìm cách phục hồi sau dịch bệnh. Ngoài sự cố gắng của doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước cũng tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về pháp lý của các dự án bất động sản bị tạm dừng trước đây. Nội dung này sẽ có trong bài viết của phóng viên Duy Phương, thường trú tại TPHCM:
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live