Tại buổi họp báo của Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 TP.HCM chiều 9/9, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, hiện nay TP.HCM đang tiến hành tiên vaccine Vero Cell cho người có bệnh lý nền và trên 65 tuổi.
Mùa xuân trong y khoa là mùa rất dễ phát bệnh, nhất là đối với các bệnh về đường hô hấp như là bệnh phổi. Thạc sỹ, Bác sỹ chuyên khoa tim mạch Trần Văn Thạch tư vấn về bệnh này và giải pháp phòng chống bệnh hiệu quả.
Nhiễm trùng, đột quỵ, chấn thương, động kinh và khối u… là các bệnh về não thường gặp nhất. Khi mắc các bệnh lý về não, bệnh nhân thường rơi vào tình trạng nguy hiểm, nguy kịch, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Chỉ tính riêng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, mỗi năm đã khám và điều trị cho hàng nghìn người mắc các bệnh về não. Vậy có cách nào để phòng ngừa, kiểm soát các bệnh lý về não? BTV Thúy Ngà trao đổi với khách mời là PGS.TS Đồng Văn Hệ – Chủ tịch Hội Phẫu thuật Thần kinh ASEAN, Phó Chủ tịch Hội Phẫu thuật Thần kinh Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật thần kinh, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.
Theo ước tính, mỗi năm nước ta có hơn 40.000 trẻ bị các thể dị tật bẩm sinh như hội chứng Down, dị tật ống thần kinh, bệnh lý tan máu bẩm sinh và các bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh khác. Trong số này, bệnh lý tan máu bẩm sinh đang ngày càng gia tăng bởi nước ta có đến 13 triệu người mang gen bệnh. Những cặp vợ chồng mang gen bệnh kết hôn sinh con có 25% số trẻ nguy cơ mắc bệnh lý này, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống và tuổi thọ của người mắc bệnh. Điều đáng mừng là hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại, sàng lọc trước sinh đang được coi là 'chìa khóa vàng' giúp loại bỏ bệnh lý di truyền và các dị tật thai nhi, giúp các cặp vợ chồng có được những đứa con khỏe mạnh, thông minh.- Để tìm hiểu chặng đường nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến, góp phần giúp giống nòi Việt Nam khỏe mạnh, mời quý vị nghe bàn luận với khách mời là GS.TS.BS Trần Vân Khánh, Trưởng bộ môn Bệnh học Phân tử, Khoa Kỹ thuật Y học, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Gen-protein, Trường đại học Y Hà Nội và BS Nguyễn Thị Nhã, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BV Bưu điện.
Theo ước tính, mỗi năm nước ta có hơn 40.000 trẻ bị các thể dị tật bẩm sinh như hội chứng Down, dị tật ống thần kinh, bệnh lý tan máu bẩm sinh và các bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh khác. Trong số này, bệnh lý tan máu bẩm sinh đang ngày càng gia tăng bởi nước ta có đến 13 triệu người mang gen bệnh. Những cặp vợ chồng mang gen bệnh kết hôn sinh con có 25% số trẻ nguy cơ mắc bệnh lý này, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống và tuổi thọ của người mắc bệnh. Để tìm hiểu chặng đường nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến, góp phần giúp giống nòi Việt Nam khỏe mạnh, cùng các vị khách mời là PGS.TS.BS Trần Vân Khánh, Trưởng bộ môn Bệnh học Phân tử, Khoa Kỹ thuật Y học, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Gen-protein, Trường đại học Y Hà Nội và BS Nguyễn Thị Nhã, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BV Bưu điện sẽ bàn về nội dung này.
Với khí hậu nhiệt đới, các bệnh lý tai mũi họng là nhóm bệnh phổ biến, liên quan mật thiết với nhau và rất dễ lây lan, nhất là vào thời điểm giao mùa tại nước ta. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Song trong giai đoạn cả nước đang cao điểm phòng chống dịch bệnh Covid 19 hiện nay, người bệnh thường sẽ lo lắng, băn khoăn không biết liệu mình mắc các bệnh lý tai mũi họng hay các triệu chứng của người bệnh đã nhiễm Covid 19. Để tìm hiểu về cách nhận biết, điều trị bệnh lý tai mũi họng trong thời điểm hiện nay, chúng tôi mời đến phòng thu trực tiếp Ths.BS Lê Anh Tuấn, Trưởng Khoa Tai mũi họng trẻ em, Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương
Gù, vẹo cột sống là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, khi ước tính số trẻ em bị bệnh chiếm từ 0,5 đến 1 % dân số. Bệnh gù cột sống có thể do bẩm sinh hoặc tự phát, viêm cột sống dính khớp hoặc cũng do trẻ ngồi học sai tư thế gây nên gù cột sống. Nếu không chữa trị kịp thời, về lâu dài sẽ gây biến dạng nặng cột sống và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của các cơ quan nội tạng khác như phổi, lồng ngực…. Nếu nhẹ hơn bệnh có thể gây ảnh hưởng thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti, ảnh hưởng đến phát triển tâm sinh lý của trẻ. Khách mời là PGS.TS.BS Đinh Ngọc Sơn – Trưởng khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức sẽ cùng bàn luận vấn đề này.
Kiểm tra, sàng lọc cho thai nhi và trẻ sơ sinh giúp phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn nhằm có hướng điều trị kịp thời, giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh, giảm tỉ lệ chậm phát triển tâm thần kinh và thể chất, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Một số bệnh lý nếu được phát hiện sớm và điều trị ngay thì đều có khả năng phục hồi và phát triển bình thường rất cao. Vậy việc kiểm tra, sàng lọc nhằm phát hiện bệnh lý tiềm ẩn cho thai nhi và trẻ sơ sinh như thế nào? Trẻ có thể mắc những bệnh lý nguy hiểm gì nếu không sàng lọc trước sinh? Tầm quan trọng của việc sàng lọc bệnh đối với sức khỏe và trí tuệ của trẻ ra sao? Bác sỹ Đỗ Duy Long, Trưởng Khoa Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh.
Dù nước ta chưa có số liệu chính thức chẩn đoán khối u não và tỷ lệ người mắc bệnh u não mỗi năm, song tính riêng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức mỗi năm đã nhận khám và điều trị đến 2.500 người bệnh mắc u não. Những ca này có thể là lành tính hoặc ác tính (thường gọi là ung thư), nhưng đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể gây nên những biến chứng chết người. Để tìm hiểu cách nhận biết điều trị các bệnh lý về não, khách mời là Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đồng Văn Hệ, Chủ tịch Hội Phẫu thuật Thần kinh ASEAN, Phó Chủ tịch Hội Phẫu thuật Thần kinh Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)