Chịu tác động nhiều chiều từ đại dịch Covid 19, hơn 7 tháng qua, đã có nhiều doanh nghiệp phải từ bỏ cuộc đua nơi thương trường, nhưng rất nhiều doanh nhân-doanh nghiệp khác đã-đang nỗ lực trên nhiều khía cạnh. Không chỉ nhằm trụ được hoặc mong phục hồi năng lực vốn có, nhiều doanh nghiệp biết thích nghi với thời cuộc – có khả năng vươn lên mạnh mẽ, trong giai đoạn mới. Bà về nội dung này, khách mời là ông Phạm Đình Đoàn – Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái, Phó Chủ tịch hội đồng Trung ương các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam, Thành viên Hội đồng tư vấn kinh doanh cho các nước ASEAN; và bà Đặng Thúy Hà – Giám đốc khu vực miền Bắc, Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam.
Một tuần gần đây, người ta chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ về vấn đề Biển Đông. Việc Malaysia gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc bác bỏ các yêu sách trên Biển Đông của Trung Quốc, khẳng định 'đường 9 đoạn' của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS 1982); việc Australia gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc bác bỏ tất cả các yêu sách của Trung Quốc trái với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) và trước đó là các nước Mỹ, Indonesia, Philippines.... đồng loạt lên tiếng phản đối các hành vi phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông cho thấy một sự thay đổi thái độ mạnh mẽ so với trước đây. Vì sao lại có sự thay đổi thái độ quyết liệt trong vấn đề Biển Đông ở thời điểm hiện nay? 2 vị khách của chương trình: PGS, TS, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, thành viên Ủy ban Luật pháp quốc tế Liên hợp quốc và qua sự kết nối của phóng viên Việt Nga, thường trú Đài TNVN tại Australia, vị khách mời thứ 2 Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng, Trường Đại học New South Wales, Australia, sẽ giúp quý thính giả tìm hiểu câu chuyện này.
- Để sông hồ không còn là những kênh chứa nước thải.- Các nước trên thế giới thận trọng mở cửa trở lại du lịch.- Những công nghệ làm thay đổi báo chí truyền thông.- Phải làm gì để đuối nước trong mùa hè không còn là những câu chuyện đau thương?- Người giữ lửa, truyền lửa văn hóa Dao của tỉnh Lào Cai.
Làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc tại Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, thậm chí còn ngày càng lan rộng sang nhiều quốc gia khác ngoài Mỹ. Cái chết của người đàn ông da màu George Floyd như “giọt nước làm tràn li”, thổi bùng sự bất bình luôn âm ỉ trong lòng nước Mỹ về tình trạng phân biệt chủng tộc. Trong mục Vấn đề quốc tế sáng 8/6, anh Phạm Huân, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam tại Mỹ cho thấy góc nhìn rõ nét về phản ứng của xã hội Mỹ sau cái chết của George Floyd cũng như lý giải những nguyên nhân của sự chia rẽ sắc tộc kéo dài tại Mỹ, cho dù nước Mỹ đã có Đạo luật Dân quyền năm 1964. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi tiếp tục phân tích về hệ lụy của tình trạng bất ổn hiện nay tới các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội Mỹ qua cuộc trao đổi của BTV Thúy Ngọc với ông Nguyễn Hải Giang, Tổng Biên tập Tạp chí Việt – Mỹ.
Huyện Chợ Mới, địa phương giải phóng sau cùng của tỉnh An Giang, sau ngày 30/4/1975. Nơi đây được đánh giá là trong những huyện nghèo và khó khăn nhất của tỉnh sau giải phóng. Với tinh thần đoàn kết, phát huy truyền thống anh hùng, quân và dân huyện Chợ Mới, đã ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh; bắt tay vào việc khôi phục kinh tế địa phương: phát huy thế mạnh về nông nghiệp; tái cơ cấu sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi…từ đó đã giúp người dân xóa đói, giảm nghèo xây dựng quê hương Chợ Mới ngày càng giàu đẹp. PV Phan Ánh có ghi nhận về đổi thay này.
Dịch bệnh Covid-19 đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng toàn cầu với những hệ lụy khôn lường. Cho đến thời điểm hiện tại, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 110 nghìn người trên khắp thế giới, phá vỡ nhịp sống bình thường, hủy hoại sinh kế của một bộ phận không nhỏ cư dân trên Trái đất, làm chao đảo các thị trường và gây tổn hại không nhỏ cho các nền kinh tế khắp toàn cầu. Hơn thế, đại dịch COVID-19 với những diễn biến phức tạp và khó kiểm soát còn được nhận định có thể làm thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu. Để giúp quý vị rõ hơn câu chuyện này, Biên tập viên Thu Hà trao đổi với chuyên gia nghiên cứu các vấn đề quốc tế, Tiến sĩ Lộc Thị Thủy, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Đại dịch Covid-19 đang tàn phá cả thế giới. Với nước ta, kinh tế suy giảm, doanh nghiệp đình trệ sản xuất, đời sống người dân gặp khó khăn, nhưng đại dịch cũng mở ra nhiều cơ hội quý giá để ai biết nắm lấy cơ hội sẽ chuyển nguy thành cơ, chuyển bại thành thắng. Bình luận của biên tập viên Vũ Dũng.
Dịch Covid-19 lan nhanh khiến chính quyền Mỹ và nhiều nước châu Âu phải nhìn nhận lại tầm quan trọng của chiếc khẩu trang trong phòng chống dịch bệnh, nhất là khi xuất hiện ngày càng nhiều số ca mắc không hề có các triệu chứng như ốm, sốt hay khó thở. Vì thế, nhiều chuyên gia y tế hàng đầu ý thức rằng, khuyến cáo người dân đeo khẩu trang rộng rãi ngay cả khi chưa có triệu chứng mắc Covid-19 là cần thiết lúc này. BTV Thu Hoài tổng hợp thông tin:
Việt Nam đứng thứ 27 trong nhóm 33 quốc gia trên thế giới có nền kinh tế bị tổn thương cao nhất, trước tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Ước tính thiệt hại của biến đổi khí hậu đối với ngành thủy sản có thể lên đến gần 2% GDP vào năm 2030. Thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động và tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu để ngành thủy sản tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới là yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hiện nay.
Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng rất nhiều đến các khía cạnh đời sống, nhất là các em học sinh đang phải nghỉ học. Sau khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn đề nghị các địa phương cân nhắc cho học sinh nghỉ học đến hết tháng 2/2020, tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã thông báo cho học sinh nghỉ phòng chống dịch Covid-19. Trong đó, 56 tỉnh, thành phố cho học sinh nghỉ đến hết tháng 2. Các trường đại học, cao đẳng trên cả nước đã quyết định kéo dài thời gian nghỉ của sinh viên (đa số là đến hết tháng 2) để đảm bảo an toàn. Lãnh đạo TP.HCM cũng cho biết, sẽ kiến nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép học sinh, sinh viên nghỉ học hết tháng 3, đồng thời điều chỉnh kế hoạch năm học 2019-2020. Và mới đây, tại cuộc họp trực tuyến về tình hình dịch bệnh và công tác chủ động phòng chống dịch Covid-19, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, phân kỳ lại thành 4 kỳ học thay vì 2 kỳ như hiện nay. Đây là chủ đề thu hút sự chú ý của xã hội, nhất là trong bối cảnh các em phải nghỉ dài ngày để phòng chống dịch. Việc lùi thời điểm kết thúc năm học gây khó khăn gì cho ngành giáo dục và các địa phương? Bộ Giáo dục và Đào tạo có ý kiến gì về đề xuất thay đổi lịch các kỳ nghỉ trong năm? Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Chuyên gia giáo dục - Tiến sĩ Lê Thống Nhất cùng bàn luận về chủ đề này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)