Với người Việt Nam, nhưng nét văn hóa đặc sắc mỗi dịp Tết đến Xuân về đã được trân trọng-lưu giữ nhiều đời. Trước khi chào đón năm mới, các gia đình thường làm lễ tiễn năm cũ. Phong tục này kéo dài từ ngày 23 tháng Chạp - ngày ông Công - ông Táo. Không ai biết chính xác những tục lệ này có từ thời điểm nào, nhưng đây là lúc gửi gắm niềm tin, thực hành những truyền thống đẹp của người xưa để lại. Nhưng trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp, khó lường, những nghi thức này có thay đổi - có nên thay đổi?
Những ngày cận Tết nguyên đán là thời điểm các cấp công đoàn tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Tuy nhiên, do dịch covid-19 diễn biến phức tạp, vì vậy, các cấp công đoàn đã thay đổi hình thức tổ chức các hoạt động chăm lo tết nhằm hạn chế các hoạt động tiếp xúc đông người, phòng tránh lây nhiễm dịch covid-19.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken.- Thêm 19 ca mắc mới covid 19 trong cộng đồng. Trong ngày hôm nay, những địa phương tiếp theo ở nước ta xuất hiện dịch bệnh Covid-19 là Điện Biên và Hà GIang. Những trường hợp dương tính mới này được xác định lây nhiễm trên xe khách.- Bệnh viện Việt Đức thực hiện thành công ca ghép tin cho bệnh nhân nhỏ tuổi nhất Việt Nam.- Việt Nam vượt qua Trung Quốc, trở thành quốc gia có số người làm việc tại Nhật Bản lớn nhất trong năm qua.- Indonesia và Malaysia đề xuất cuộc họp đặc biệt trong ASEAN về Myanmar.- Tổng thống Hàn Quốc nỗ lực làm sống lại các cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ - Triều dưới thời Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden
Theo thống kê mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, năm 2020 vừa qua, có 17 luật, 158 nghị định, 39 quyết định cùng 310 thông tư được các cấp có thẩm quyền ban hành. Số lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành giảm so với trung bình các năm trước đó. Với các doanh nghiệp, điều này là tín hiệu rất khả quan về cải thiện, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho doanh nghiệp.
Thế giới trải qua một năm với quá nhiều biến cố, trong đó chủ yếu xuất phát từ đại dịch Covid-19 - thứ đã cướp đi sinh mạng của hơn 1,7 triệu người, và hơn 70 triệu ca mắc bệnh. Có quá nhiều câu hỏi được đặt ra khi đại dịch Covid-19 bước sang năm thứ 2. Bao giờ thì hết dịch, bao giờ cuộc sống mới trở lại bình thường?... Covid-19 có thể là “cú huých” làm thay đổi cấu trúc địa-chính trị và địa-kinh tế toàn cầu hay không? Thế giới sẽ thích nghi với những thay đổi mới như thế nào? Đây cũng là những nội dung chúng tôi muốn bàn đến trong chương trình hôm nay với sự tham gia của TS Lê Đình Tĩnh – Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược ngoại giao, Học viện ngoại giao.
Tạp chí âm nhạc quốc tế.- Cuốn sách thú vị trong tuần.
- Mỹ bắt đầu kích hoạt trừng phạt Iran.- Thay đổi nhận thức để bảo vệ trẻ em gái ở Kon Tum.- Văn bản quy phạm pháp luật bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo: Nguyên nhân và cách khắc phục?- Sạt lở đến móng nhà, người dân phập phồng lo sợ.- Vì sao giá lợn hơi tăng trở lại trong khi các cơ quan chức năng nói sẽ giảm?- Nhiều nước Châu Âu siết chặt biện pháp phòng chống dịch Covid-19.
Trong số 6,3 tỷ tấn rác thải được thải ra trên toàn thế giới, chỉ có khoảng 9% được tái chế, 12% được xử lý bằng phương pháp thiêu đốt, và có tới 79% nằm lại tại các bãi rác hoặc thải trực tiếp ra môi trường. Không chỉ làm ô nhiễm không gian sống, sự thất thoát của rác thải ra môi trường còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến muôn mặt cuộc sống con người. Đã đến lúc, chúng ta cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp Từ chối - Tiết giảm - Tái sử dụng để giảm tải cho các bãi rác nơi chúng ta sinh sống. Chính những thói quen nhỏ nhưng ý nghĩa này sẽ tạo ra tác động lớn, lan tỏa tinh thần hành động đến những người xung quanh, bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người thân yêu và góp phần xây dựng một tương lai phát triển bền vững cho cộng đồng và xã hội. Đây cũng là chủ đề của Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm nay “Cùng hành động để thay đổi thế giới”.
- Thay đổi hình thức kỷ luật học sinh: Hướng đến giáo dục nhân văn.- Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn, người nâng tầm gốm Việt.- Phát minh chiếc nôi thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo giúp bé có giấc ngủ ngon hơn.- Câu chuyện về những chiếc khẩu trang làm từ sợi gai dầu giúp bảo vệ môi trường.
Chỉ còn vài ngày nữa là các thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2020 cho phù hợp với số điểm thi tốt nghiệp THPT. Vì vậy, các trường đại học trên cả nước cũng đồng loạt công bố điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển theo các phương thức dựa vào kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT. Các chuyên gia khuyến cáo, thí sinh nên tìm hiểu kỹ thông tin phổ điểm từng khối thi, bởi với nhiều trường, điểm trúng tuyển sẽ cao hơn nhiều so với mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển. PV Minh Hường thông tin.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)