Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 3 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh và hoàn tất thủ tục giải thể tăng cao. Tính chung, trong 3 tháng đầu năm nay đã có tới hơn 40 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2020. Nghĩa là trung bình mỗi tháng đã có hơn 13 nghìn 400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Bàn giải pháp vực dậy doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng, thực hiện mục tiêu kép là nội dung Câu chuyện thời sự được bàn luận trong chương trình.
Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương được đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.- Thất bại của tuyến buýt nhanh BRT Hà Nội đặt ra vấn đề xem xét lại dự án tương tự tại TPHCM sẽ triển khai trong năm 2023.- Công an tỉnh Tuyên Quang triệt phá đường dây đánh bạc qua mạng với giao dịch lên tới hơn 100 tỷ đồng.- Vòng đàm phán hạt nhân giữa Iran với nhóm P5+1, diễn ra tại thủ đô Viên, Áo vào ngày mai với hy vọng có thể “hồi sinh thỏa thuận thế kỷ” được ký năm 2015.- Tập đoàn điện tử LG của Hàn Quốc hôm nay tuyên bố sẽ rút khỏi thị trường điện thoại thông minh. Bước đi này sẽ khiến LG trở thành thương hiệu điện thoại thông minh lớn đầu tiên rút hoàn toàn khỏi thị trường
Theo các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, việc Việt Nam thành công trong kiểm soát dịch Covid-19 đã khiến nhiều nước trên thế giới chuyển dịch dòng đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, để tận dụng hiệu quả lợi thế này, Việt Nam cần tập trung gia tăng giá trị bằng cách đón nhận dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, hướng tới đầu tư vào những phân khúc cao hơn, nghiên cứu phát triển và phân phối hay là làm thương hiệu cho lĩnh vực này, nhằm đem lại giá trị cao hơn cũng như tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
- Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu” vừa được tổ chức tại ĐBSCL đã khẳng định quan điểm nhất quán của Chính phủ về phát triển ĐBSCL, đó là tôn trọng quy luật tự nhiên, thuận thiên là chính, tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên, phát triển bền vững theo phương châm sống chung với lũ, sống chung với mặn, với khô hạn, thiếu nước, phù hợp với điều kiện thực tế.
ĐBSCL kỳ vọng sau 3 năm thực hiện nghị quyết 120 Nút thắt Logicstic trong nông nghiệp Lai Châu phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị, bền vững Kiến thức phòng trị bệnh hại cho lúa xuân
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 120 của CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.- Lễ hội chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) mở trở lại sau một thời gian dài đóng cửa vì dịch Covid-19.- Sau 40 ngày tạm hoãn vì dịch Covid-19, V-League sẽ trở lại với 2 cặp đấu: Hải Phòng gặp Hà Nội FC và SHB Đà Nẵng tiếp Hồng Lĩnh Hà Tĩnh.- Hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ tứ gồm: Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ ra tuyên bố chung tái khẳng định cam kết hợp tác vì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
- Dẹp loạn các kênh youtube nhảm nhí.- Kết quả thực hiện Nghị quyết về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long.
Trước tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng diễn ra nhanh hơn dự báo, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa, ĐBSCL đang đối mặt với nhiều thách thức. Song, bên cạnh những thách thức, cũng xuất hiện nhiều cơ hội phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường ở vùng đất giàu tiềm năng, lợi thế này. Hơn 3 năm trước, ngày 17/11/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP đề ra tầm nhìn tới năm 2100, mục tiêu tới năm 2050 định hướng chiến lược phát triển Đồng bằng sông Cửu Long. Nghị quyết số 120 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu được các nhà khoa học đánh giá là Nghị quyết "vàng", đóng vai trò ngọn cờ đi đầu, là nguồn cảm hứng, là kim chỉ nam để người dân, doanh nghiệp và các cấp chính quyền phát huy tính sáng tạo, chủ động thích ứng một cách có hiệu quả nhất, với nhiều mô hình, sáng kiến hay để ĐBSCL phát triển bền vững. Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết, khu vực ĐBSCL đã đạt được những thành quả gì, cũng như làm thế nào để tiếp tục phát triển ĐBSCL một cách bền vững trước tình trạng biến đổi khí hậu. Đây là nội dung câu chuyện thời sự hôm nay, với sự tham gia của ông Lê Minh Hoan - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, người đã có rất nhiều năm gắn bó với “vùng đất chín rồng”.
Những chủ trương và chính sách điều hành linh hoạt, chuẩn xác, kịp thời của Đảng và Chính phủ đã đưa Việt Nam tiếp tục thể hiện vai trò là trung tâm của dòng chảy thương mại, tự cường trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy vậy, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia đang chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu toàn cầu. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đặt ra câu hỏi về hiệu quả của mô hình phát triển kinh tế truyền thống, khi mà các yếu tố về thiên nhiên, môi trường, con người chưa được chú trọng đúng mức. Trong Dòng chảy kinh tế hôm nay, ngày Xuân Tân Sửu, mời quý vị và các bạn cùng nghe những nhận định, phân tích của các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp về quá trình thúc đẩy và những thách thức phát triển mô hình kinh tế xanh, phát triển bền vững, để phát triển kinh tế xanh lan tỏa đến từng người dân, gia đình và doanh nghiệp.
- “Phồn vinh - Hạnh phúc” là mục tiêu tối thượng của Đảng và Nhà nước ta khi triển khai các giải pháp phát triển đất nước trong năm Tân Sửu và trong nhiều thập kỷ tới.- Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận thêm 2 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 liên quan đến ổ dịch sân bay Tân Sơn Nhất.- Tại Hải Dương, 75 cháu bé Trường Mầm non Bạch Đằng cách ly tập trung do liên quan tới bệnh nhân mắc Covid-19 được về nhà ăn Tết cùng gia đình.- Mỹ và châu Âu điều chỉnh chương trình vắc-xin để đối phó với những biến thể mới của virus Sars CoV-2.- Nhóm chuyên gia của Tổ chức y tế thế giới gần như loại bỏ giả thuyết, virus gây ra đại dịch lọt ra từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Đây được xem là thắng lợi đối với Trung Quốc bởi suốt thời gian qua, nhiều nước phương Tây cáo buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm và đền bù thiệt hại vì COVID-19.- Malaysia gia hạn lệnh giới nghiêm tại bang Sabah nhằm ngăn chặn nguy cơ khủng bố.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)