Mục tiêu chiến lược phát triển Dạy nghề giai đoạn 2011-2020 (nay là hoạt động giáo dục nghề nghiệp) là đến cuối năm nay, hoạt động dạy nghề không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề mà một số ngành nghề phải đạt trình độ ASEAN và thế giới; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội... Chúng ta đang ở những tháng cuối thực hiện các mục tiêu này. Mời quý vị cùng ông Mạc Văn Tiến – chuyên gia lĩnh vực việc làm, giáo dục nghề nghiệp và an sinh xã hội nhìn lại những hiệu quả đạt được, những bất cập-tồn tại và đề xuất giải pháp cần thực hiện đối với cả người dạy, người học, người quản lý, để công tác này hiệu quả hơn trong giai đoạn tiếp theo.
*Thiếu nhân lực chất lượng cao sẽ giảm sức hút đầu tư nước ngoài. *Lãnh đạo doanh nghiệp là mấu chốt cải thiện và nâng cao năng suất lao động. *Ngày kỹ năng lao động Việt Nam nhắc nhớ nhiệm vụ nâng tầm nhân lực Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid 19.
Trong bối cảnh thế giới việc làm đang thay đổi dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đặt ra yêu cầu mới, thách thức mới với nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, vấn đề già hóa dân số, biến đổi khí hậu, dịch bệnh đang ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực. Các nước ASEAN coi nguồn nhân lực chất lượng cao là chìa khóa giúp nâng cao năng suất lao động và tính cạnh tranh của khu vực trong một thế giới biến động nhanh chóng. Do đó, chủ đề nguồn nhân lực được Việt Nam chọn là một trong những ưu tiên của năm Chủ tịch ASEAN 2020.
Để tận dụng tốt thời cơ và vượt qua những nguy cơ, thách thức từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề khai thác nguồn lực con người, nhất là xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề đang được đặt ra đối với nước ta. Vậy Chính phủ đã có những chỉ đạo, giải pháp đột phá như thế nào để phát triển nguồn nhân lực bền vững trong tương lai?
Là một tỉnh phát triển công nghiệp, hướng đến xây dựng thành phố thông minh trong tương lai, Bình Dương xác định không chỉ dừng lại ở phát triển công nghệ mà vấn đề chất lượng nguồn nhân lực cũng mang tính quyết định. Chính vì vậy, những năm qua, Bình Dương đã nỗ lực đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, đủ số lượng và chất lượng. Thiên Lý, phóng viên thường trú tại TPHCM có bài viết về nỗ lực của Bình Dương trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
- Doanh nghiệp đang và sẽ thiếu nhân lực chất lượng cao: Cơ hội thuộc về ai?- Tạp chí âm nhạc Quốc tế: Cuộc đời, sự nghiệp nhà soạn nhạc thiên tài Ludwig van Beethoven.- Điểm đến hấp dẫn và mới lạ ở Cao Bằng: Hồ Thang Hen.- Người lưu giữ và bảo tồn nghệ thuật nặn phỗng đất truyền thống.
Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến cuộc sống của người dân đảo lộn trên nhiều khía cạnh – thị trường lao động cũng có nhiều biến động. Sự khác biệt đó đang thể hiện rõ như thế nào? Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực, ngành, nghề nào đang có nhu cầu nhân lực cao nhất? Đâu là giải pháp cho bài toán thiếu hụt lao động – cả về chất và lượng, trong một số ngành, nghề cụ thể? Bàn luận về vấn đề này, khách mời là bà Ngô Thị Ngọc Lan – Giám đốc khu vực miền Bắc, Navigos Search, tập đoàn Navigos.
Hiện nay, phát triển nguồn nhân lực đang là vấn đề cấp thiết vì nguồn nhân lực chất lượng cao là động lực chính của phát triển kinh tế - xã hội. Nắm được quy luật này, Chính phủ đã có những chủ trương, chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)