- Câu chuyện về người Tài xế Nguyễn Ngọc Mạnh- người hùng cứu cháu bé rơi từ tầng 12 - một tài xế xe tải đã truyền cảm hứng sống cho không ít người. Người ta gọi anh là "người hùng" bởi sự dũng cảm, tinh thần "tương thân tương ái" của anh với gia đình bé gái nói riêng và với cộng đồng nói chung. Những ngày này, khắp mọi nơi đều có hình ảnh của anh, câu chuyện của anh, rất nhiều cơ quan đơn vị, cá nhân liên hệ với anh nhằm bày tỏ sự cảm phục về tinh thần dũng cảm của anh Mạnh. Để có thể có được một cuộc hẹn với anh Mạnh thật sự là rất khó, tuy nhiên, thật may mắn, BTV của BHĐX đã kết nối được với anh Mạnh để cùng nghe những chia sẻ trực tiếp từ anh qua câu chuyện xảy ra thời gian vừa rồi.
Tại thủ đô Matxcơva-Nga, Trung tâm chiến lược Nga tại Châu Á, Viện kinh tế, Viện Hàn lâm khoa học Nga vừa tổ chức hội thảo trực tuyến với chủ đề “Thực trạng nghiên cứu Đông Á và Đông Nam Á hiện nay”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ hoạt động khoa học tưởng niệm và tri ân nhà khoa học nổi tiếng người Nga Marina Trigubenko, người bạn lớn của Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp của bà gắn bó và cống hiến hết mình cho Việt Nam trong phát triển kinh tế và nghiên cứu khoa học.
Tai nạn lao động là một rủi ro mà người lao động luôn phải đối mặt trong quá trình làm việc của mình, mặc dù đã có các thiết bị bảo hộ lao động nhưng trong những năm qua số lượng những vụ tai nạn lao động vẫn không ngừng tăng. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra tổn thương làm cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người lao động. Đối với doanh nghiệp, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp làm cho sản xuất của doanh nghiệp bị đình trệ, năng suất lao động giảm và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy nhưng, nếu người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì khi không may xảy ra rủi ro trong quá trình lao động, người lao động sẽ được bù đắp một phần tổn thất. Đây chính là chính sách an sinh xã hội mang tính thiết thực và hữu ích.
- Tàu 561 bệnh viện di động giữa biển khơi- “Vượt sóng cứu người” – chia sẻ của bác sỹ trên tàu cứu nạn hàng hải
Đối với nạn nhân chấn thương nặng do tai nạn giao thông hay người bệnh đột quỵ do nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não…thì “giờ vàng” trong cấp cứu vô cùng quan trọng, quyết định sự sống của người bệnh. Vì vậy, tại những bệnh viện tuyến dưới, nhất là ở miền núi vùng sâu, vùng xa, việc vận chuyển bệnh nhân về tuyến trên cấp cứu luôn đòi hỏi sự gấp gáp, khẩn trương và tập trung cao độ. Chạy đua với tử thần để giành giật sự sống cho người bệnh, ekip y, bác sĩ và lái xe đã phải vượt qua những vất vả khó khăn đến mức có lúc không thể tưởng tượng nổi, nhất là khi trời mưa, sương mù dày đặc hạn chế tấm nhìn, trơn trượt và tắc đường. Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, phóng viên Văn Hải ghi lại sự hy sinh thầm lặng của nhân viên y tế trên những chuyến xe cứu thương.
Dự báo, nghề dành cho nhân viên chăm sóc làm việc trong các cơ sở y tế như bệnh viện, viện dưỡng lão… sẽ gia tăng nhu cầu nhân lực ngay sau đại dịch Covid-19. Ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Mỹ… khi chưa xảy ra dịch bệnh Covid-19 nhân lực điều dưỡng đã thiếu trầm trọng và khi dịch bệnh xảy ra khiến tình trạng thiếu hụt nhân lực điều dưỡng lại càng tăng cao. Còn theo nhận định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, Việt Nam cần phải tăng cường đầu tư cho đào tạo điều dưỡng, chăm sóc viên, bởi vì nhiều khả năng đến năm 2030 nguồn nhân lực điều dưỡng trong nước sẽ thiếu khoảng hơn 50 nghìn người. Công việc của điều dưỡng viên, chăm sóc người bệnh là làm những gì? Đâu là những khó khăn mà người làm điều dưỡng, người chăm sóc thường xuyên phải đối mặt? Khách mời là chị Đỗ Thị Minh Đức - Điều dưỡng trưởng - Giám đốc Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Nhân Ái.
Thị trường sẽ tiếp tục hình thành mặt bằng lãi suất thấp trong năm nay.- bài học về cách quản lý và vận hành hệ thống năng lượng trước mối đe dọa của biến đổi khí hậu nhìn từ sự cố mất điện tại bang Texas, Mỹ.
Số người chết do Covid-19 ở Mỹ đã vượt quá nửa triệu trong ngày 22/02. Con số này tương đương với tổng số lính Mỹ thiệt mạng trong 3 cuộc chiến lớn mà nước này từng tham gia. Phạm Huân, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Mỹ, đưa tin:
Mặc dù bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch COVID-19, nhưng xuất khẩu của nước ta trong tháng 1 vừa qua ghi nhận mức tăng trưởng cao kỷ lục từ trước đến nay.- Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu không được đón, trả khách tại khu vực cách ly trên địa bàn tỉnh Hải Dương.- Iran kêu gọi Mỹ dỡ bỏ trừng phạt trước khi đàm phán thỏa thuận hạt nhân.- Facebook khóa trang chính thức của quân đội Myanmar trên mạng xã hội, sau vụ hai người biểu tình bị bắn chết.
Giáo sư Nguyễn Tài Thu- Anh hùng lao động, nguyên Giám đốc Bệnh viện Châm cứu Trung ương được mệnh danh là “Thần Kim”. Ông là người đầu tiên ở nước ta đưa kỹ thuật “tân châm”, sử dụng những chiếc kim to, dài hàng chục cm thay thế những chiếc kim châm cứu nhỏ truyền thống, giúp tác động điều trị tốt hơn. Nhờ “luồng gió mới” này, ngành châm cứu Việt Nam đã “cất cánh”, được thế giới thán phục. Rời cõi dương thế ở tuổi 90, Giáo sư Nguyễn Tài Thu để lại cho hậu thế cả một kho tàng kiến thức về châm cứu và là “tấm gương lớn” cả về y thuật lẫn y đức.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)