- Không nên chỉ định thầu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ làm cao tốc Bắc - Nam.- Những việc cần làm để doanh nghiệp và nền kinh tế có thể tận dụng tối đa các cơ hội mà Hiệp định EVFTA mang lại.- Cần xây dựng lực lượng chuyên trách đấu tranh gian lận thuế trên thương mại điện tử.- Phân biệt chủng tộc – Nước Mỹ đến lúc phải thay đổi?- Doanh nghiệp bất động sản đã phát hành gần 10 nghìn tỷ đồng trái phiếu.- Hà Nội: Cuối tháng 7 sẽ chốt hồ sơ xét duyệt hỗ trợ lao động bị ảnh hưởng dịch Covid-19.- Caribe sẽ đón một mùa bão đầy khắc nghiệt trong bối cảnh đang gồng mình chống dịch Covid-19.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, sáng mai (8/6/2020), Quốc hội Biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (gọi tắt là hiệp định EV-FTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu và các nước thành viên Liên minh Châu Âu (gọi tắt là hiệp định EV-IPA). Theo kế hoạch, sau khi được Quốc hội Việt Nam thông qua và Chính phủ Việt Nam hoàn tất các thủ tục cuối cùng, EVFTA sẽ chính thức có hiệu lực từ đầu tháng 8/2020. Với những cam kết của hiệp định, EVFTA được đánh giá là đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, EVFTA mang lại những cơ hội gì cho đất nước, cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp và người dân Việt Nam? Đây cũng là nội dung được bàn luận trong chương trình với 2 vị khách mời là: Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương và ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Thương mại đa biên, Bộ Công thương.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, sáng mai (8/6/2020), Quốc hội Biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (gọi tắt là hiệp định EV-FTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu và các nước thành viên Liên minh Châu Âu (gọi tắt là hiệp định EV-IPA). Theo kế hoạch, sau khi được Quốc hội Việt Nam thông qua và Chính phủ Việt Nam hoàn tất các thủ tục cuối cùng, EVFTA sẽ chính thức có hiệu lực từ đầu tháng 8/2020. Với những cam kết của hiệp định, EVFTA được đánh giá là đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, EVFTA mang lại những cơ hội gì cho đất nước, cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp và người dân Việt Nam? Đây cũng là nội dung được bàn luận trong chương trình với 2 vị khách mời là: Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương và ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Thương mại đa biên, Bộ Công thương.
- Thưởng thức trà sen Hà Nội – Nét văn hóa kết nối quá khứ và hiện tại.- Sách về chủ đề chống phân biệt chủng tộc rơi vào tình trạng cháy hàng. Tại sao lại có hiện tượng này?- Ghé thăm 40 bản đồ khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên chất liệu gốm rất độc đáo ở tỉnh Bình Dương.
- Kiên quyết cho phá sản các dự án không thể tái cơ cấu, giảm bớt thiệt hại cho Nhà nước. Đây là khẳng định của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình tại phiên họp chuyên đề của Ban chỉ đạo xử lý 12 dự án yếu kém thuộc ngành Công Thương.- Việt Nam công bố thêm hai bộ kit chẩn đoán Covid-19 được lưu hành tại Châu Âu.- Liên quan đến dự thảo thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các dịch vụ khác có giá trị nhỏ (Mobile Money), Ngân hàng Nhà nước khẳng định, chỉ những tài khoản di động đã được định danh mới có thể sử dụng để mở tài khoản tiền di động.- Tòa án Malaysia sẽ đưa ra phán quyết đối với cựu Thủ tướng Najib Razak vào ngày 28/7 tới. Đây sẽ là bản án đầu tiên trong số các cáo buộc mà ông Najib phải đối mặt liên quan vụ bê bối Quỹ đầu tư nhà nước Malaysia.- 8 tỷ 800 triệu USD đã được huy động cho lộ trình phát triển vaccine giúp các nước nghèo nhất thế giới - kết quả từ Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến Liên minh vaccine và tiêm chủng toàn cầu.
- Thủ tướng Chính phủ quyết định Thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế Trung ương năm 2021.- Hội nghị quy mô đặc biệt lớn về hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa tận dụng cơ hội, dự phòng thách thức từ EVFTA diễn ra sáng nay tại Hà Nội.- Không “thích nghèo”, 83 hộ dân tại tỉnh Kon Tum đã tự nguyện viết đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo.- Thủ tướng Đức khẳng định sẽ không ứng cử nhiệm kỳ thứ 5.- Các cuộc biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc tại Mỹ đã bước sang ngày thứ 9 và vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.
Theo nhận định của các nhà khoa học thì thế kỷ này là thế kỷ của biển và đại dương, trong bối cảnh tiến ra biển với các chiến lược biển quốc gia đầy tham vọng và xu thế của thế giới đang “lấy đại dương nuôi đất liền” thì việc nhận diện một “Việt Nam biển” và vị trí của biển đối với chiến lược phát triển kinh tế đất nước rất quan trọng. Do vậy, vấn đề bảo vệ biển và đại dương đang được nước ta chú trọng đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp như hiện nay. Đây cũng là nội dung được nêu ra trong “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Nhân Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới năm 2020, Chương trình Môi trường và Phát triển hôm nay chúng tôi có chuyên đề: Nhiều giải pháp trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.
Ngày 8/6, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) sẽ được Quốc hội nước ta phê chuẩn tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 14. Đồng thời Quốc hội cũng sẽ phê chuẩn việc Việt Nam gia nhập công ước 105 của Tổ chức lao động quốc tế ( ILO) về Xóa bỏ lao động cưỡng bức, tiến tới việc tham gia đầy đủ các công ước cơ bản của Tổ chức lao động quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn những luận điệu xuyên tạc, tiếng nói lạc lõng cố tình phủ nhận những thành quả trong vấn đề lao động việc làm, cụ thể là trong bảo vệ quyền lợi người lao động của Việt Nam ( theo tiêu chuẩn quốc tế). Trong khi, trên thực tế “Việt Nam chủ động và sẵn sàng tham gia các công ước quốc tế về lao động”. Đây là chủ đề bàn luận với tiến sỹ Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội.
Việt Nam được cộng đồng thế giới đánh giá cao về năng lực đối phó với đại dịch Covid 19 và nỗ lực duy trì động lực tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm nay có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm trật tự an toàn xã hội để duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế, phấn đấu thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội đề ra. Thưa quý vị và các bạn! Để đạt được mục tiêu này, vai trò của doanh nghiệp là yếu tố quyết định. Thực tế, bên cạnh những khó khăn, thách thức, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang phát huy nội lực, tăng khả năng thích ứng để phát triển bền vững.
- Đã đình chỉ công tác 11 công chức, cán bộ liên quan đến vụ Công ty Tenma Việt Nam.- Chính thức công nhận cảng cạn Long Biên là điểm làm thủ tục hải quan.- Ban thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình đề nghị xem xét thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Văn Điều – Trưởng ban nội chính tỉnh ủy bằng hình thức cách tất cả các chức vụ hiện tại trong Đảng sau khi ông này lái xe gây ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.- Chính phủ Anh tin tưởng có khả năng đạt được thỏa thuận về nghề cá với Liên minh Châu Âu.- Các nhà khoa học Nga đang phát triển vaccine ngừa Covid-19 có thể đưa vào cơ thể con người qua miệng, dưới dạng khí dung hoặc dạng nhỏ giọt.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live