Theo các chuyên gia y tế, bất kể ai (dù là trẻ em hay người lớn) nếu có một hệ thống miễn dịch tốt thì đều có cơ thể khỏe mạnh và khi nhiễm bệnh lý gì cũng sẽ có sức chống chọi và hồi phục nhanh chóng hơn so với những người có hệ miễn dịch yếu kém. Vậy hệ miễn dịch là gì? Có vai trò như thế nào đối với cơ thể và làm gì để tăng cường hệ miễn? Khách mời là Đại tá, Thầy thuốc ưu tú Phạm Hòa Lan, nguyên Chủ nhiệm Khoa Nghiên cứu thuốc và Trang thiết bị y tế, Cục Quân y, Bộ Quốc cùng trao đổi về vấn đề này.
- Kết thúc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 và các sự kiện liên quan, các quan chức quốc tế đánh giá cao Việt Nam, nước Chủ tịch ASEAN 2020 trong việc dẫn dắt khu vực vượt qua các thách thức an ninh phi truyền thống, đặc biệt là đại dịch Covid-19.- Hơn 1.200 nhà đầu tư, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tham dự Hội nghị Hà Nội 2020 – Hợp tác đầu tư và phát triển diễn ra vào sáng nay.- Các nhà khoa học Việt Nam đang tiến dần tới việc sản xuất thành công vắc-xin ngừa virus Sars-Cov-2 gây dịch bệnh Covid-19.- Châu Âu chia rẽ về mở cửa biên giới cho các nước vẫn còn dịch COVID-19.- Hạ viện Mỹ thông qua dự luật đề xuất thủ đô Washington là bang thứ 51 của Mỹ.
Tổ chức Y tế Thế giới vừa lên tiếng cảnh báo châu Âu về nguy cơ tái bùng phát dịch Covid-19 trong bối cảnh khu vực này đang chứng kiến sự gia tăng số ca mắc virus SARS-CoV-2 hàng tuần lần đầu tiên trong những tháng qua. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nếu các nước châu Âu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hệ thống y tế tại châu Âu có thể lại phải đối mặt với tình trạng quá tải bệnh nhân.
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 và các hội nghị liên quan chính thức khai mạc. Do những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, hội nghị cấp cao năm nay sẽ được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Dù diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, với một hình thức đặc biệt, nhưng Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 xác định hội nghị sẽ đạt được những cam kết quan trọng cả về ứng phó với Covid-19 và thực hiện các mục tiêu đã đặt ra về xây dựng Cộng đồng ASEAN. BTV Thúy Ngọc trò chuyện với Phó giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Trần Khánh, nguyên Tổng biên tập Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, phân tích rõ hơn về vai trò Chủ tịch của Việt Nam qua Hội nghị cấp cao ASEAN hôm nay và các hội nghị liên quan.
- Cơ chế nào để người dân giám sát việc ghi chỉ số công tơ, tính hóa đơn tiền điện hàng tháng?- Ngăn chặn cán bộ sai phạm – Phải làm tốt tự phê bình và phê bình.- Việt Nam dẫn dắt ASEAN đối mặt với thách thức do đại dịch Covid-19.- Những giải pháp để tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc triển khai các "gói" hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Các vùng nông thôn Ấn Độ đang trở thành điểm đến tiếp theo của làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới, sau khi nó đã tàn phá hầu hết các thành phố lớn của nước này. Những con số thống kê cho thấy, vùng nông thôn – nơi cư trú của 70% trong số hơn 1 tỷ 300 triệu người dân Ấn Độ sẽ chịu tổn thương nặng nề nhất vì hạ tầng y tế yếu kém. Trong khi đó, sinh kế của người dân đã bị vắt kiệt sau hơn 4 tháng dịch bệnh hoành hành vừa qua. Phan Tùng, phóng viên Đài TNVN phản ánh.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị sơ kết công tác công an 6 tháng đầu năm 2020.- Dư luận và báo chí khu vực đặt nhiều kỳ vọng vào chương trình nghị sự của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 diễn ra ngày mai cũng như vai trò của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN.- Tập đoàn Điện lực Việt Nam lập đoàn kiểm tra công tác ghi chỉ số, lập hóa đơn tiền điện và giải quyết kiến nghị của khách hàng sau hàng loạt vụ ghi nhầm chỉ số công tơ khiến hóa đơn tiền điện tăng vọt lên vài chục triệu đồng.- Báo động tình trạng lấn chiếm sông Sài Gòn trên địa bàn tỉnh Bình Dương, khiến lòng sông bị thu hẹp dòng chảy, đe dọa tới an toàn thoát lũ và sạt lở trong mùa mưa.- Các cuộc đàm phán tìm cách hạ nhiệt căng thẳng biên giới Trung – Ấn đang diễn ra và được đánh giá là “thuận lợi”, tuy nhiên, vẫn tiềm ẩn nguy cơ xung đột cao.- Mỹ ghi nhận số ca mắc Covid-19 trong ngày cao nhất từ trước đến nay với gần 39 nghìn trường hợp. Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo, dịch Covid-19 vẫn đang lây lan rất mạnh tại châu Mỹ và chưa đạt đỉnh.
Thông thường, số người lao động đến làm thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp tại các trung tâm dịch vụ việc làm năm sau cao hơn năm trước chỉ khoảng 10%. Gần hai tháng trở lại đây, do tác động của dịch Covid-19, lượng lao động tới các đơn vị này đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng đột biến, đặc biệt lao động diện nhận hỗ trợ từ gói 62 nghìn tỷ đồng. Với khối lượng công việc lớn chưa từng có, chắc chắn, cán bộ công chức ngành bảo hiểm và các đơn vị liên quan đều đang vất vả, cần sự cẩn trọng. Chuyện sẽ không đáng bàn nếu giới truyền thông không ghi nhận những khúc mắc, bất cập trong quá trình triển khai chính sách này-giai đoạn này. Khách mời là Ông Vũ Minh Tiến – Viện trưởng Viện Công nhân, công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ cung cấp những thông tin thực tiễn và tìm lời giải cho vấn đề.
Đại dịch Covid-19 tác động vào tất cả các lĩnh vực và ảnh hưởng đến mọi nhà, mọi người. Ngay trong thời điểm căng thẳng nhất của dịch bệnh cách đây vài tháng, xu hướng, thói quen của người tiêu dùng trong nước, nhất là ở các đô thị lớn như TPHCM thay đổi đáng kể, cả do chủ quan và khách quan. Đến nay, dù tình hình đã bớt căng thẳng nhưng những thay đổi trong việc mua sắm, tiêu dùng, sử dụng dịch vụ, hàng hóa…vẫn còn. Từ đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải kịp thời điều tiết, thay đổi mẫu mã, giá cả, hình thức mua bán, giao hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong giai đoạn “bình thường mới”. Bài viết của Minh Hạnh đề cập vấn đề này:
Trong khi châu Âu được cho là đã kiểm soát được dịch Covid-19 và bắt đầu mở cửa trở lại, thì châu Mỹ Latinh lại đang nổi lên là ổ dịch mới của thế giới. Bên cạnh Brazil với số ca mắc Covid-19 cao nhất ở khu vực và đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ, một loạt quốc gia khác cũng ghi nhận số ca nhiễm tăng vọt trong những ngày gần đây, đáng chú ý nhất là Chile – quốc gia hai tháng trước đây vẫn được xếp vào nhóm có biện pháp phòng chống Covid-19 hiệu quả.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live