- Các tổ chức tín dụng đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh. - Doanh nghiệp du lịch thay đổi từng ngày để ứng phó với dịch. - Gỡ ách tắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nhìn từ ngành giao thông vận tải.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 yêu cầu 3 địa phương là Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bắc Giang khẩn trương kiểm soát và khống chế dịch tại các khu công nghiệp. Dịch bùng phát mạnh trong khu công nghiệp sẽ đe dọa tới nền kinh tế.- Chủ tịch thành phố Hà Nội yêu cầu làm rõ trách nhiệm vi phạm quy định phòng chống dịch tại Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội, báo cáo kết quả về UBND thành phố, trước 10 giờ sáng nay 13/5.- Bộ Công Thương ra chỉ thị khẩn về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường, trong đó đề xuất giảm giá điện cho 1 số đối tượng.- Hội đồng Bảo an họp khẩn lên án hành vi bạo lực trước những diễn biến căng thẳng leo thang giữa Israel và Palestin.- 12 đảng đối lập tại Ấn Độ yêu cầu Thủ tướng Mô-đi hành động để giải quyết khủng hoảng Covid-19.- Bài bình luận: Không để ế thừa, ùn ứ nông sản.
- Phú Yên: Tạm giữ 48.500 khẩu trang y tế không có hóa đơn, chứng từ.- Hà Giang: Phát hiện gần 4.000 sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng.- Ninh Bình: Xử phạt gần 400 triệu đồng đối với sai phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.- Bát nháo thị trường phân bón nội địa.
Báo cáo của Chính phủ về phòng chống tham nhũng nhận định:Tham nhũng đang từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm mặc dù diễn biến vẫn còn phức tạp, tinh vi, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quản lý, sử dụng đất đai, quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản và đầu tư công. Tình trạng nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp vẫn đang là vấn đề gây bức xúc trong xã hội. Dự báo trong thời gian tới, công tác phòng chống tham nhũng sẽ tiếp tục đạt được kết quả toàn diện, tích cực, đậm nét; tham nhũng bước đầu được ngăn chặn và đẩy lùi, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.
- Thực trạng kinh doanh xăng dầu kém chất lượng, gian lận xăng dầu - Giám sát, phát hiện gian lận kinh doanh xăng dầu qua hóa đơn điện tử - Doanh nghiệp chủ động phòng chống dịch, bảo đảm sản xuất kinh doanh trong tình hình mới.
Sau hơn bảy năm và 35 vòng đàm phán, Liên minh châu Âu cuối cùng đã đạt được thỏa thuận với Trung Quốc về Hiệp định Toàn diện về Đầu tư (CAI) vào tháng 12 năm ngoái. Tuy nhiên, hiệp định này vẫn chưa được 27 quốc gia thành viên EU cũng như Nghị viện châu Âu phê chuẩn và số phận của hiệp định này ngày càng trở nên khó khăn trong bối cảnh mối quan hệ chính trị giữa EU và Trung Quốc tiếp tục căng thẳng. Mặc dù cố gắng cân bằng ngoại giao và kinh tế song những tuyên bố của giới chức châu Âu trong tuần này cho thấy một loạt biện pháp trừng phạt “ăn miếng trả miếng” giữa Trung Quốc và EU trong thời gian qua là trở ngại chính để Hiệp định đầu tư song phương được phê chuẩn.
- Các dự án theo hình thức đối tác công- tư (PPP) tiếp tục gặp khó – giải pháp nào tháo gỡ? - Quy hoạch hàng không – 2 yêu cầu về tính dự báo và tính khả thi. - Làm gì để TP. HCM thực sự là động lực tăng trưởng của cả nước?
Nhiều yếu tố hỗ trợ giúp các doanh nghiệp gia tăng cơ hội thành công khi thực hiện huy động vốn ở nước ngoài.- Thị trường chứng khoán: Ngân hàng - nhóm cổ phiếu trụ cột thị trường giao dịch vẫn sôi động nhất. Chỉ số giá nhóm mặt hàng nông sản nối tiếp đà tăng mạnh trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 5.
Vốn đầu tư nước ngoài FDI không chỉ đem lại sự tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống người dân, mà còn là động lực quan trọng trong quá trình phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Do đó, việc Chính phủ từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn vốn có hiệu quả là một chủ trương lớn, đúng đắn, góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương chủ trì phiên họp thứ 12 của Ban chỉ đạo.- Làm việc với lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phát huy giá trị con người Việt Nam và sử dụng hiệu quả các nguồn lực thiên nhiên phục vụ phát triển đất nước.- Việt Nam bác bỏ lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc ở Biển Đông.- Bộ Y tế khẩn cấp tìm người chung chuyến bay từ Nhật Bản về Đà Nẵng ngày 7/4 sau khi nam thanh niên 27 tuổi, ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam đi chuyến bay này nghi mắc COVID-19. Cơ quan chức năng đã xác định hơn 30 ca F1, trong đó có một người ở Hà Nội, còn lại ở Hà Nam.- Cựu bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nhận án 11 năm tù về “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.- Ký ban hành gói cứu trợ COVID-19 trị giá 1.900 tỷ đôla và thay đổi nhiều chính sách của chính quyền tiền nhiệm là những thành tựu nổi bật mà đương kim tổng thống Mỹ nêu trong thông điệp đầu tiên sau 100 ngày nhậm chức.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)