Trong Nghị quyết phiên họp CP thường kỳ tháng 5/2021, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng Đề án thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và rà soát, cập nhật kịch bản tăng trưởng, báo cáo Chính phủ trong tháng 6 năm 2021. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư công 5 tháng đầu năm rất chậm (chỉ đạt 22% kế hoạch). Giá các loại vật liệu xây dựng liên tục tăng cao; thì từ cuối tháng 4, đợt dịch covid-19 lần thứ 4 diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh, thành phố tiếp tục ảnh hưởng lớn. Vậy đâu là dư địa cho tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm cần được điều chỉnh trước các diễn biến này? TS Nguyễn Đình Cung – Thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, bàn luận vấn đề này.
Theo nhiều nhà vườn ở Bà Rịa–Vũng Tàu, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hiện nay đầu ra các loại trái cây gặp khó khăn; giá nhiều loại trái cây như: sầu riêng, bơ, xoài, chôm chôm… cũng giảm mạnh so với mọi năm khiến nông dân như đang “ngồi trên đống lửa”.
Lãi suất tiền gửi ngân hàng giảm, người dân tìm đến những kênh đầu tư mạo hiểm?- Nhiều thách thức trong hoạt động xuất nhập khẩu những tháng cuối năm.-Các sàn thương mại điện tử thúc đẩy tiêu thụ nông sản.
Với tình hình dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Do đó, một trong những biện pháp giúp hồi phục tăng trưởng kinh tế là đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Đây cũng là nội dung của Nghị quyết số 84 ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cho thấy, sản lượng khai thác dầu, kể cả khai thác dầu ở nước ngoài là điểm sáng trong hoạt động của Tập đoàn với sản lượng khai thác dầu tháng 5 vượt 18% kế hoạch tháng, đảm bảo sản lượng khai thác quy dầu lũy kế 5 tháng đầu năm hoàn thành kế hoạch đề ra. Các chỉ tiêu tài chính trong 5 tháng đầu năm của Petrovietnam đều hoàn thành vượt mức kế hoạch và tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2020. PV Nguyên Long thông tin:
Năm 2020, do tác động tiêu cực của thiên tai, dịch bệnh, cân đối thu, chi ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn, thu ngân sách Trung ương không đạt dự toán, bội chi ngân sách nhà nước tăng so với dự toán. Với tinh thần quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các ngành, các cấp đã chủ động, tích cực đổi mới, cải cách mạnh mẽ, linh hoạt, sáng tạo và quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho xây dựng, phát triển đất nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Tại phiên họp mới đây của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến về báo cáo công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020, các đại biểu đề nghị cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở từng ngành, địa phương để chỉ ra các bất cập, khắc phục tính hình thức trong báo cáo thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
Kiểm soát quyền lực để chống tham nhũng: Đâu là điểm yếu cần tháo gỡ?- Những sinh viên ngành y nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19.- Bầu cử tổng thống Iran bước vào giai đoạn nước rút.
Kỷ niệm 110 năm, ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước - sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lịch sử đấu tranh vì sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày nay.- Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 sẽ chính thức ra mắt tối nay tại Hà Nội với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.- Sau quy định cách ly 21 ngày với người về/đến từ TPHCM gây phản ứng, UBND tỉnh Đồng Nai đã nới lỏng một số quy định.- Bộ Kế hoạch – Đầu tư quyết định bãi bỏ 58 thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam.- Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tiến tới thỏa thuận về thuế doanh nghiệp toàn cầu.- Nhân Ngày Môi trường thế giới 5/6, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi huy động "nỗ lực chưa từng có để chữa lành Trái Đất".
Thanh Hóa: phát hiện cơ sở sản xuất dầu gội, sữa tắm, nước giặt có dấu hiệu giả mạo nhiều nhãn hiệu nổi tiếng.- Hà Nội: phát hiện cơ sở sản xuất quần áo có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam.
Từ sau kết quả tăng trưởng Quý 1, các chuyên gia kinh tế khuyến nghị: “Nỗ lực kéo giảm sự lây lan của dịch bệnh; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh; nâng cao chất lượng bộ máy quản lý nhà nước…là những giải pháp cần quan tâm, đặc biệt từ cấp địa phương - trên tinh thần tôn trọng các xu thế phát triển mới, tôn trọng thị trường nhiều hơn và đặt người dân vào trung tâm. Có như vậy, kinh tế đất nước mới sớm phục hồi và phục hồi bền vững sau đại dịch”. Điều này có trở thành hiện thực hay không, đặc biệt sau tác động của đợt dịch lần thứ 4? Những số liệu tình hình kinh tế tháng 5 và 5 tháng đầu năm vừa được công bố nói lên điều gì, có thách thức mục tiêu tăng trưởng cả năm hay không? Câu chuyện thời sự hôm nay, chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Lê Duy Bình – Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Tư vấn Quản lý Kinh tế (Economica Việt Nam) đóng góp ý kiến về nội dung này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)