Sau khi các cơ quan chức năng Đức tạm dừng quá trình phê chuẩn Dòng chảy phương Bắc 2, quan hệ Nga - Mỹ tiếp tục nóng liên quan đến dự án nhiều tranh cãi này. Ngoại trưởng Mỹ Antoni vừa thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào tuyến đường ống dẫn khí đốt tự nhiên chạy thẳng từ Nga sang Đức. Đáp lại, Nga phản đối và cho rằng, các nỗ lực cản trở hoạt động xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga đến châu Âu là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hủy hoại các nguyên tắc thị trường tự do. Đằng sau những căng thẳng mới nhất giữa các bên lần này là gì, liệu có tiếp tục là những mục tiêu và toan tính chính trị như nhiều chuyên gia lo ngại? Nhà báo Nguyễn Đăng Phát - Tổng Biên tập Tạp chí Bạch Dương phân tích rõ động thái hiện nay của các bên.
Xây dựng văn hóa, con người Việt Nam - Sức mạnh nội sinh phát triển đất nước.- Nghị quyết 406 về hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị tác động bởi Covid 19 đã đi vào cuộc sống.- Cà Mau: Lao động về quê, lại thiếu việc làm.- Mối quan hệ Nga - Mỹ liên quan tới dự án Dòng chảy phương Bắc 2.
Trong khuôn khổ chuyến thăm hai ngày đến Mỹ, Tổng thống Ucraina Volodymyr Zelensky đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Joe Biden. Trong tuyên bố chung về kết quả hội đàm nói rằng, Ucraina và Mỹ sẽ tiếp tục phản đối dự án Dòng chảy Phương bắc -2.
Sau nhiều năm tranh cãi, Đức và Mỹ cuối cùng đã đạt được bước đột phá về dự án đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 vận chuyển khí đốt từ Nga qua biển Baltic tới Đức. Đây vốn là một trong những dự án năng lượng gây tranh cãi nhất trong lịch sử châu Âu. Những ý kiến phản đối cho rằng, đường ống này sẽ khiến châu Âu quá phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga trong khi những người ủng hộ đánh giá, dự án là cần thiết cho nhu cầu năng lượng của châu Âu hiện nay. Ngay lập tức, thỏa thuận giữa Mỹ và Đức đã vấp phải các quan điểm chỉ trích của Ucraina, Ba Lan và cả Nga!
Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 được truyền thông quốc tế nhắc tới nhiều trong tuần qua, bởi nó là một trong những nội dung chính được các nhà lãnh đạo Mỹ - Đức bàn thảo, trong chuyến thăm mới đây của Thủ tướng Đức tới Mỹ. Giới quan sát cho rằng, những ngày tới đây, dự án khí đốt xuyên biển từ Nga sang Đức này sẽ tiếp tục là chủ đề nóng khi nó được hoàn thành vào tháng 8 tới theo dự kiến và nó gắn với bài toán lợi ích của rất nhiều bên liên quan.
Quy chế mới về đào tạo Tiến sĩ: "Bước ra biển lớn" hay "về tắm ao làng"?- Sức trẻ trong tâm dịch TP.HCM.- Những bài toán lợi ích liên quan đến dự án Dòng chảy phương Bắc 2.- Bài viết đầu tiên trong loạt bài “Thúc đẩy giao thương trực tuyến – “siết”, “mở” song hành” với nhan đề “Giao thương online nở rộ - hiệu quả thấy rõ, bất cập cũng nhiều”.- Kỹ thuật đột phá chuyển sóng não thành lời nói đem lại hy vọng cho người mất khả năng ngôn ngữ.
- Phát triển vaccine COVID-19: Tín hiệu tích cực nhưng không chủ quan trong phòng chống dịch.- Hà Nội: Lát đá vỉa hè - phải thể hiện được yếu tố lịch sử, văn hoá.- Căng thẳng giữa Mỹ và Nga liên quan tới dự án khí đốt “Dòng chảy phương Bắc 2".- Ngành du lịch Thái Lan dự báo hồi phục hoàn toàn vào năm 2024.
Căng thẳng giữa Mỹ và Nga cùng các nước châu Âu lại đang tăng nhiệt liên quan đến dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” dẫn khí đốt từ Nga đến châu Âu. Mới nhất, quyền Đại sứ Mỹ tại Đức kêu gọi EU dừng dự án này đồng thời cảnh báo, đây không chỉ là dự án kinh tế mà còn là công cụ chính trị của Nga để gây chia rẽ châu Âu. Đáp lại, cả Nga và đại diện châu Âu đều lên tiếng phản đối các tuyên bố và động thái từ phía Mỹ. Liệu các diễn biến căng thẳng hiện nay có cản trở tiến trình hoàn thiện dự án - vốn được đánh giá như một biểu tượng hợp tác đầy tham vọng giữa Nga và châu Âu? Để có những phân tích sâu, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đăng Phát, Tổng Biên tập Tạp chí Bạch Dương.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)