Ủy Ban Dân tộc phối hợp với Tổng cục Thống kê tổ chức Hội nghị Công bố kết quả điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2019. Đây là cuộc điều tra lần thứ 2 về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số, với thông tin toàn diện trên nhiều lĩnh vực, kết quả cuộc điều tra có ý nghĩa quan trọng cho việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn những năm tiếp theo. Phóng viên Nguyên Nhung đưa tin:
- Công bố kết quả điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2019. Đây là cơ sở quan trọng cho việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn những năm tiếp theo.- Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh đồng bằng sông cửu Long khởi động ngày hội kích cầu du lịch nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về giá trị tài nguyên du lịch.- Cần Thơ thu hồi và hủy bỏ các quyết định bổ nhiệm sai quy định tại Sở Giáo dục và Đào Tạo.- Ông Jean Cantex được chỉ định làm Thủ tướng mới của Pháp, thay thế ông Edua Phillip.- Chính phủ Trung Quốc chính thức bổ nhiệm các vị trí chủ chốt của Văn phòng bảo vệ an ninh quốc gia của chính phủ Trung ương tại Hồng Công.- Ít nhất 2 người thiệt mạng và 73 người bị thương trong vụ nổ tại nhà máy sản xuất pháo hoa ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, mục tiêu đến cuối năm nay là giảm 3% đến 4% tỷ hệ hộ nghèo dân tộc thiểu số theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020. Cùng với đó, mục tiêu đến cuối năm nay là thực hiện cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, đảm bảo thu nhập trung bình của hộ nghèo cả nước tăng lên 1,5 lần so với năm 2015. Riêng thu nhập của hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn, hộ nghèo dân tộc thiểu số tăng gấp 2 lần so với năm 2015.
Nước ta có 53 dân tộc thiểu số chiếm gần 14,2% dân số của cả nước. Từ nhiều năm nay, vùng dân tộc thiểu số vẫn là nơi tồn tại nhiều khó khăn nhất, đó là vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất; chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất; kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất; tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất; tỷ lệ người nghèo cao nhất khó khăn nhất. Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 đã được ban hành nhằm khắc phục những khó khăn của đồng bào dân tộc thiểu số. Bên hành lang Quốc hội PV Đài TNVN mời đại biểu Cao Thị Xuân, Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao đổi về nội dung này.
Phòng khám Đa khoa khu vực Tân Hà thuộc Trung tâm Y tế huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng vừa mới tiếp nhận trang thiết bị y tế hiện đại trị giá hơn 1 tỷ đồng của dự án “Tổ chức xã hội thúc đẩy cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và thanh niên dân tộc thiểu số”. Dự án này do Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức ActionAid Việt Nam đồng tài trợ, có thời gian thực hiện từ năm 2017 đến năm 2021 tại huyện Krong Bong, tỉnh Đăk Lăk và huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nhóm yếu thế ở khu vực nông thôn và dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Tính đến thời điểm này, Dự án “Tổ chức xã hội thúc đẩy cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và thanh niên dân tộc thiểu số” do Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức ActionAid Việt Nam đồng tài trợ đã đi được gần 3/4 chặng đường với những kết quả đáng khích lệ. Nhưng với những người làm dự án, một mục tiêu quan trọng là phải duy trì được tính bền vững của những kết quả này sau khi dự án kết thúc. Phóng viên Thúy Ngọc đã phỏng vấn bà Chu Thị Hà, Giám đốc Chương trình của ActionAid tại Việt Nam về nội dung này.
Sáng 28/05, Quốc hội nghe tờ trình về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và nghe báo cáo thẩm tra Chương trình này. Trước thềm phiên họp, các đại biểu cho rằng đây là chương trình quan trọng với mục tiêu tạo ra sinh kế để tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc, thiểu số miền núi của cả nước, nhằm thu hẹp dần khoảng cách về giàu nghèo, khoảng cách về đời sống kinh tế xã hội của miền núi với đồng bằng. Phóng viên Nguyên Nhung phản ánh.
Miền núi, vùng dân tộc thiểu số ở nước ta chiếm ¾ diện tích tự nhiên của cả nước, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số có trên 13 triệu người, chiếm 14,3% dân số cả nước. Với đặc điểm địa lý và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, vùng dân tộc thiểu số, miền núi ở mỗi khu vực cũng có sự khác nhau. Vì vậy, việc xác định mức độ thuận lợi, khó khăn và các yếu tố đặc thù của từng huyện, xã, thôn, bản vùng dân tộc thiểu số, miền núi là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước và xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội đối với địa bàn này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)