Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu hỗ trợ tối đa cho TP.HCM và một số tỉnh, thành phố phía Nam để thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm ổn định đời sống cho người dân.- Bộ Y tế thay đổi phương pháp phòng chống dịch, để khống chế dịch hiệu quả hơn. Trong đó, chuyển từ xét nghiệm PCR sang thực hiện test nhanh là chính.- Ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm nay tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm ngoái.- Trong khi đó, Việt Nam tăng 5 bậc để lần đầu tiên vươn lên xếp vị trí thứ 19 trong danh sách các nền kinh tế thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều nhất thế giới.- Lãnh đạo các nước thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC) họp khẩn nhằm bàn cách ứng phó với sự lây lan mạnh của biến chủng Delta.- Mỹ thành lập lực lượng đặc nhiệm ngăn chặn các vụ tấn công mã độc tống tiền.
Trước những khó khăn của người lao động do tác động của dịch bệnh COVID-19, ngày 1/7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP gồm 12 chính sách hỗ trợ người lao động, người chịu ảnh hưởng bởi đại dịch với kinh phí lên tới 26.000 tỉ đồng. Cần có những giải pháp gì để gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng sớm đến được đúng đối tượng, đáp ứng đúng nhu cầu, tránh những bất cập mà các gói hỗ trợ đã từng triển khai trước đây vướng phải? Mời quý vị và các bạn tìm câu trả lời trong chương trình Xã hội chuyển động hôm nay.
Giải pháp tăng thanh khoản và tính hấp dẫn cho thị trường trái phiếu Chính phủ nửa cuối năm.- Nhận định của chuyên gia về diễn biến đáng chú ý trên thị trường cà phê thế giới.
Do ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên số liệu thống kê về doanh nghiệp trong những tháng đầu năm nay vẫn rất quan ngại. Trong khi số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại kinh doanh cơ bản không thay đổi so với thời gian trước thì số doanh nghiệp rút lui và tạm ngừng kinh doanh là rất cao. Đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh sẽ là liều “vắc-xin” tốt nhất để tiếp sức kịp thời cho doanh nghiệp vượt khủng hoảng đại dịch Covid-19 lúc này
Theo một khảo sát hơn 10 nghìn doanh nghiệp trên cả nước mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đại dịch Covid-19 tác động rất tiêu cực đến các doanh nghiệp khi hơn 87% số doanh nghiệp cho biết chịu ảnh hưởng ở mức phần lớn hoặc hoàn toàn tiêu cực, chỉ 11% số doanh nghiệp không bị ảnh hưởng gì và gần 2% vẫn kinh doanh tốt. Mặc dù trong khoảng một năm qua, nhiều chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đã được Chính phủ ban hành, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho nhiều doanh nghiệp, song vẫn còn có chính sách hiện chưa thực hiện hiệu quả do điều kiện đáp ứng quá chặt chẽ, thiếu tính thực tế. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Nghị quyết khi đi vào triển khai thực hiện, kỳ vọng hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch. Nhìn lại những bất cập trong gói hỗ trợ trước để triển khai gói hỗ trợ sau cho hiệu quả là nội dung Chương trình Chính phủ với người dân hôm nay.
6 tháng đầu năm nay, trong bối cảnh kinh tế thế giới dần phục hồi, một số quốc gia đẩy mạnh việc tiêm vắc-xin phòng dịch Covid-19 và các nước phát triển dần mở cửa trở lại. Thương mại toàn cầu tiếp tục phục hồi, giá cả hàng hóa thế giới có xu hướng tăng, lạm phát, rủi ro tài chính gia tăng ở một số nền kinh tế lớn, ảnh hưởng đến đầu tư, sản xuất và xuất nhập khẩu. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt và chủ động của Chính phủ và các địa phương, kinh tế vĩ mô nước ta tiếp tục ổn định, sản xuất kinh doanh những tháng đầu năm đạt kết quả khá, tăng trưởng GDP đạt 5,64% là con số đáng mừng. Tuy nhiên, làn sóng dịch Covid-19 thứ tư bùng phát từ cuối tháng Tư, đặc biệt tại các tỉnh kinh tế trọng điểm và hiện vẫn diễn biến phức tạp đã đặt ra không ít thách thức trong công tác quản lý, điều hành để phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội trong những tháng cuối năm. Trước bối cảnh thuận lợi và khó khăn đan xen, nhiệm vụ thực hiện “mục tiêu kép” là vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt. Các giải pháp phòng chống dịch Covid-19 được các bộ, ngành, địa phương đồng thuận thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong năm 2021 này. Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật trực tiếp với chủ đề: "Quyết tâm giữ nhịp tăng trưởng kinh tế trong nửa cuối năm". Các vị khách mời tham dự Diễn đàn: Ông Phan Đức Hiếu- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương- Bộ Kế hoạch và đầu tư và Giáo sư Hoàng Đức Thân- nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế- Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Thủ tướng có công điện “Về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng” yêu cầu các địa phương sẵn sàng thực hiện sơ tán dân khi cần thiết nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân- Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều sai phạm tại các dự án BT sử dụng quỹ đất thanh toán tại sân bay Nha Trang, Khánh Hòa- “Diễn đàn bình đẳng thế hệ” cam kết đóng góp 40 tỷ đôla tài trợ thúc đẩy bình đẳng giới- Hiện tượng “vòm nhiệt” gây nắng nóng bất thường ở Mỹ và Canada
- Gói hỗ trợ lần 2 của Chính phủ: Làm thế nào đến với người lao động nhanh và hiệu quả nhất? - - Bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc kết quả bầu cử
Chính phủ ban hành Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm nay và đầu năm sau.- Mặt trận tổ quốc các cấp sẽ giám sát việc thực hiện các quy định về kê khai, công khai tài sản đối với cán bộ, công chức, viên chức; giám sát cán bộ, đảng viên ở nơi cư trú.- Với số ca mắc Covid-19 tăng nhanh, xâm nhập vào các khu nhà trọ, vào nhà máy, công ty có đông công nhân, tỉnh Bình Dương đề nghị Bộ Y tế khẩn trương chi viện các y, bác sĩ cho địa phương.- Anh khẳng định chấm dứt toàn bộ các biện pháp hạn chế chống Covid-19 vào ngày 19/7 tới, sau khi đã phải tạm hoãn 4 tuần.- Thái Lan mở cửa đón khách du lịch nước ngoài đã tiêm đầy đủ vaccine ngừa Covid-19 nhằm khôi phục ngành du lịch.
Ngày 26/5, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 779 thành lập Quỹ vắc xin phòng COVID-19; tiếp đó ngày 5/6, Chính phủ đã ra mắt Quỹ Vaccine phòng chống COVID-19 và phát động toàn dân, cả ở trong nước và nước ngoài chung sức đồng lòng cùng Chính phủ phòng chống dịch bệnh. Hành động này không những thể hiện truyền thống tương thân tương ái tốt đẹp mà còn thể hiện tư duy, tầm nhìn mới về một nhà nước phụng sự, lấy hiệu quả, phúc lợi của nhân dân làm đầu. Chủ trương xã hội hóa nguồn kinh phí mua vaccine giảm áp lực cho ngân sách là chủ trương đúng đắn của Chính phủ và mang nhiều ý nghĩa, nhận được sự hưởng ứng của người dân và doanh nghiệp, các tổ chức, đoàn thể.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)