Ngày 19/10, chính phủ Ai Cập ban hành quy định cấm các nhân viên đến công sở, trừ khi xác nhận họ đã được tiêm chủng phòng Covid-19.
Những ngày này, nhiều tỉnh thành trong khu vực ĐBSCL tiếp tục ban hành Quyết định và hướng dẫn cụ thể để thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ.
Gần 87% doanh nghiệp trên cả nước bị ảnh hưởng bởi đại dịch Ccovid 19, nguồn lực dự trữ đang dần cạn kiệt; 85.500 doanh nghiệp rời khỏi thị trường, 12.200 đơn vị đã hoàn tất thủ tục giải thể; 90% Hợp tác xã bị giảm mạnh doanh thu, lợi nhuận do đứt gãy chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản và dịch vụ Trước những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết số 105 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19.
Thủ tục rườm rà là một trong những lý do khiến ngành thuế tỉnh Đắk Lắk mới nhận được 500 hồ sơ trong tổng số hàng chục nghìn hộ kinh doanh ở địa phương này được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ.
“ Phải nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng của công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, phải dành sự lãnh đạo, chỉ đạo, nguồn lực cho công tác này đúng tầm là một khâu đột phá chiến lược, thực sự là “đòn bẩy” kiến tạo phát triển. Đầu tư cho xây dựng và hoàn thiện thể chế chính là đầu tư cho phát triển”. Đó là kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị của Chính phủ về công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế vừa diễn ra.
Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt và ban hành kịp thời nhiều cơ chế, chính sách và giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, tình hình dịch Covid-19 trong nước diễn biến hết sức phức tạp khiến nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề nay lại càng khó khăn hơn. Để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do tác động tiêu cực của dịch Covid-19, ngày 9/9, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết số 105 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19. Mục tiêu của Nghị quyết là tập trung khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19; hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm thấp nhất số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi dịch bệnh.
Như đã phân tích về những tính toán của lực lượng Taliban khi lựa chọn thành phần chính phủ mới với phần lớn là các nhân vật từng gắn bó với Taliban nhiều năm qua. Chính phủ mới ở Afganistan được cho là phản ánh ý chí của Taliban khi trở lại nắm quyền ở Afghanistan, đó là vẫn tuân theo đức tin, chiến lược của mình trong quản lý đất nước với luật Hồi giáo Sharia làm khuôn khổ.- Chính phủ mới ở Afganistan được cho là không đáp ứng sự trông đợi của cộng đồng quốc tế, chính vì vậy mà một số quốc gia như Mỹ, Đức, Qatar đã ngay lập tức tuyên bố chưa công nhận chính phủ mới mà Taliban thành lập. Nhưng việc không công nhận chính phủ mới tại Afganistan cũng đẩy cộng đồng quốc tế vào thế khó trong việc xử lý các vấn đề tại quốc gia Nam Á này sau khi Mỹ rút quân, nhất là hỗ trợ nhân đạo. Chưa kể trong tương lai, nếu không có sự hợp tác quốc tế, Taliban khó có thể đảm bảo giữ cho Afganistan không trở thành nơi trú ẩn của các tổ chức khủng bố.
“Thận trọng” là phản ứng của hầu hết các quốc gia sau khi thành phần chính phủ mới tại Afganistan được công bố, với những gương mặt quen thuộc trong chính quyền Taliban trước đây. Trong khi Mỹ chủ trì một cuộc họp cấp bộ trưởng tại Đức nhằm thống nhất lập trường với các đồng minh, thì Tổ chức Hợp tác Thượng Hải gồm 8 thành viên cũng dự kiến nhóm họp vào tuần tới tại Tát-di-ki-xtan để thảo luận về cuộc khủng hoảng này.
Vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội là mục tiêu kép mà Chính phủ tiếp tục chỉ đạo thực hiện trong những tháng cuối năm. Điều này đã được Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 diễn ra ngày hôm qua (6/9). Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, xây dựng kế hoạch, kịch bản phục hồi và thúc đẩy kinh tế trong điều kiện mới.
Ba tuần sau khi trở lại nắm quyền tại Afganistan, hôm qua(4-9) Taliban đã không thể công bố được thành phần chính phủ mới theo kế hoạch, một bước đi quan trọng nhằm định hướng tương lai cho đất nước sau 2 thập kỷ chiến tranh. Những binh sĩ Mỹ cuối cùng đã rời đi, song quốc gia Tây Nam Á này vẫn chưa yên tiếng súng, trong khi biểu tình vẫn diễn ra trên khắp đất nước, kêu gọi một tương lai tươi sáng hơn.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)