Trong chương trình Theo dòng thời sự sáng 1/6, chúng tôi đã phát sóng phần đầu của loạt bài “Đại dịch Covid 19- cơ hội để chuyển đổi, phát triển” với nội dung “Covid-19: Nhân lên sức mạnh phẩm giá dân tộc”, nhìn lại tổng thể bức tranh về đời sống kinh tế xã hội của Việt Nam khi xuất hiện đại dịch Covid-19. Rõ ràng là chỉ một con virus vô hình nhưng đã làm đảo lộn cuộc sống của mỗi người dân và cả thế giới bị tác động bởi Covid 19. Trên thực tế, đại dịch này đã tác động đến nền kinh tế Việt Nam như thế nào và khả năng chống chịu của nền kinh tế Việt Nam ra sao? Mời quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi phần 2 của loạt bài viết này, với nhan đề “Covid-19: Phép thử với sức chịu đựng của nền kinh tế”:
- Muôn kiểu tín dụng đen thời công nghệ cao và hệ lụy.- Chạy phiếu bầu, phiếu giới thiệu trước Đại hội – Cơ chế nào để loại bỏ?- Brexit không thỏa thuận: “Cú sốc thứ 2” sau Covid-19 với Liên minh châu Âu.- Bài 2 trong loạt bài “Đại dịch Covid 19: Cơ hội để chuyển đổi, phát triển.- Tổ chức y tế thế giới WHO thành lập Quỹ WHO
Các nhà khoa học Nga đang phát triển một loại vắc-xin chống lại vi-rút Sars-CoV-2, có thể đưa vào cơ thể con người qua miệng, dưới dạng khí dung hoặc dạng nhỏ giọt. Văn Thường – PV Đài TNVN thường trú tại LB Nga đưa tin:
Sau hơn 5 tháng xuất hiện từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), với tốc độ lây lan nhanh chóng, dịch Covid-19 đã trở thành đại dịch toàn cầu, với hàng triệu người mắc, hàng trăm nghìn người tử vong. Không chỉ gây ra những hệ lụy khôn lường, dịch Covid-19 còn ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã hội của tất cả các nước, trong đó có Việt Nam. Nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) giảm phát mạnh, thậm chí rơi vào ngưỡng của tình trạng suy thoái, dự báo tăng trưởng ở mức “âm” do tác động của đại dịch Covid-19. Tỷ lệ đói nghèo gia tăng nhanh ở khắp nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, do nhận thức sớm về dịch Covid-19 nên Đảng, Chính phủ đã rất chủ động trong công tác phòng, chống dịch. Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, trong đó, đặc biệt phải kể đến đợt cao điểm gần 100 ngày “tổng lực” của toàn xã hội đã giúp chúng ta cơ bản khống chế được dịch Covid-19 vào trung tuần tháng 4/2020, không còn ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tuy vậy, cũng như các nước trên thế giới, những hậu quả mà đại dịch Covid-19 gây ra không hề nhỏ, đã làm thay đổi toàn bộ nền kinh tế xã hội của nước ta. Nhiều ngành nghề kinh tế bị ảnh hưởng kéo theo những hệ lụy về công ăn, việc làm, thu nhập và đời sống của người dân, đòi hỏi cần phải có những giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong giai đoạn mới- giai đoạn triển khai thực hiện “mục tiêu kép” vừa tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa phục hồi nhanh, phát triển vững chắc nền kinh tế xã hội của đất nước. Làm sao để thực hiện được “mục tiêu kép” mà Chính phủ đã đề ra và đặc biệt, làm sao có thể rút ngắn được khoảng cách phục hồi nền kinh tế và đời sống xã hội của người dân sau khi nước ta cơ bản kiểm soát tốt dịch Covid-19? Loạt bài gồm 5 kỳ “Đại dịch Covid-19: Cơ hội để chuyển đổi, phát triển” do nhóm phóng viên Ban Thời sự VOV1 thực hiện, tìm lời giải cho những câu hỏi này. Chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng nhìn lại những tác động, ảnh hưởng trực diện nhất của dịch Covid-19 đối với Việt Nam qua phần đầu của loạt bài với nhan đề “Covid-19: Nhân lên sức mạnh phẩm giá dân tộc”.
Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, các chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng tại Hải Phòng đã thực hiện nhiều giải pháp như: giảm lãi vay, cơ cấu lại nợ, mở những gói vay mới với lãi suất ưu đãi... Tuy nhiên, theo đại diện các doanh nghiệp, những gói hỗ trợ ngắn hạn, mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của doanh nghiệp, trong khi ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến các doanh nghiệp rất sâu và kéo dài. Mặt khác, do một số vướng mắc, nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận các gói tín dụng ưu đãi này. Ghi nhận của Thanh Nga, PV Đài TNVN cơ quan thường trú khu vực Đông Bắc:
- Cần giải pháp tối ưu để quản lí cây xanh trong trường học.- Bảo vệ, phòng chống xâm hại trẻ em cần chung tay cả cộng đồng.- Hôm nay (1/6) Đức chính thức đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) - Đứng trước nhiều khó khăn chồng chất.- Bài đầu tiên trong loạt bài "Đại dịch covid-19: Cơ hội để chuyển đổi, phát triển" với nhan đề “Covid-19: Nhân lên sức mạnh phẩm giá dân tộc”.- Sửa đổi thông tư 01 - Ngân hàng Nhà nước mở rộng phạm vi thời hạn trả nợ.- Venezuela tăng giá xăng dầu sau 2 thập kỷ.
- Lực lượng kiểm ngư có nhiều hoạt động chung tay bảo vệ môi trường biển.- Bộ đội Biên phòng Hà Giang kiểm soát chặt chẽ cửa khẩu, tuyên truyền vận động nhân dân phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Hơn một tháng qua, Việt Nam không có ca mắc Covid-19 mới nào trong cộng đồng. Đây là điều đáng mừng cho những nỗ lực của Chính phủ và người dân. Tuy nhiên, khi mà các nước khác trên thế giới, tỉ lệ tử vong do dịch bệnh Covid-19 vẫn tăng cao thì chúng ta không được chủ quan để không xảy ra làn sóng nhiễm bệnh thứ hai, và nhất là khi Việt Nam vẫn chưa công bố hết dịch.
- Giải pháp ứng phó với tình trạng khô hạn gay gắt ở khu vực Nam Trung Bộ.- Lạng Sơn xử lý vụ việc kinh doanh giống gia cầm nhập lậu, tiêu hủy gần 5 nghìn con gia cầm giống.- Nhận định của Chuyên gia Nga: “Hành động của Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông”.- Khung pháp lý cho hợp đồng đối tác công tư (PPP) - Tạo đột phá thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng.- Giải pháp ngăn chặn 5 nguồn nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ bên ngoài.- Hình thức mới để quảng bá sản phẩm điện ảnh với công chúng, qua sự kiện Liên hoan phim quốc tế Can nổi tiếng - sẽ được tổ chức dưới hình thức trực tuyến trong 10 ngày.
- Hồi phục kinh tế sau đại dịch Covid-19.- Doanh nhân Singapore cung cấp bữa ăn miễn phí cho lao động nhập cư khó khăn trong dịch Covid-19.- Giới thiệu về cuốn sách “Máy móc, nền tảng, cộng đồng” của hai tác giả Andrew McAfee & Erik Brynjolfsson.- Câu chuyện của nữ điều dưỡng những ngày trên tuyến đầu chống dịch.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live