Phó Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Kamala Harris vừa kết thúc chuyến thăm ba ngày tới Việt Nam, theo lời mời của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân. Việt Nam là điểm đến thứ hai trong chuyến công du Đông Nam Á của bà Harris. Trước đó Phó Tổng thống Hoa Kỳ đã có chuyến thăm Singapore. Diễn ra trong bối cảnh quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực nhờ nền tảng quan hệ đã được hai bên gây dựng, vun đắp trong 26 năm qua trên tất cả các lĩnh vực ở cả 3 bình diện song phương, khu vực và quốc tế, chuyến thăm là một cột mốc mới trong quan hệ Việt - Mỹ khi các nhà lãnh đạo cấp cao nhất trong chính quyền mới của Mỹ thăm Việt Nam chỉ trong năm đầu tiên sau khi nhậm chức trong hai nhiệm kỳ gần đây. Chuyến thăm cũng góp phần tăng cường quan hệ và mở rộng hợp tác kinh tế giữa Washington và các đối tác quan trọng trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Để có cái nhìn rõ hơn về chuyến thăm Việt Nam lần này của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Cứu chữa bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch - Mệnh lệnh từ trái tim.- Hà Nội khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết đón năm học mới 2021-2022.- Chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tới Việt Nam – cột mốc mới trong quan hệ Việt – Mỹ.- Mô hình “Bệnh viện xe lửa” mang vaccine Covid-19 đến vùng sâu vùng xa ở Nam Phi.- Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trong tám tháng đạt trên 19 tỷ USD, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Tân Thủ tướng Israel Naftali Bennet đang ở thăm Mỹ và dự kiến sẽ gặp Tổng thống nước chủ nhà Joe Biden trong ngày hôm nay (theo giờ địa phương). Chuyến thăm nhằm mục đích cài đặt lại quan hệ giữa chính quyền mới của 2 quốc gia đồng minh thân cận bậc nhất, trong bối cảnh nhiều bất đồng đã nhen nhóm liên quan đến vấn đề thỏa thuận hạt nhân Iran và chủ quyền các khu định cư chiếm đóng.
Sau một thời gian ổn định nội các, tân Thủ tướng Israen Naftali Bennett bắt đầu hoạt động ngoại giao đầu tiên với chuyến công du Mỹ và gặp Tổng thống Joe Biden trong ngày hôm nay. Theo giới quan sát, một trong những mục tiêu của chuyến công du này của Thủ tướng Israel là cố gắng hàn gắn mối quan hệ với chính quyền thuộc đảng Dân chủ ở Mỹ, vốn đã bị “rạn nứt” dưới thời cựu thủ tướng Benjamin Netanyahu, người có quan điểm ủng hộ đảng Cộng hòa. Ngoài ra, ông Naftali Bennett cũng sẽ tận dụng cơ hội này để bàn với nhà lãnh đạo Mỹ về những vấn đề an ninh của khu vực, nằm trong mối quan tâm chung của hai nước. BTV Thanh Huyền trao đổi với PV Tuấn Nguyễn – thường trú tại Ai Cập – theo dõi khu vực Trung Đông để hiểu rõ hơn về vấn đề này:
Sáng nay, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã chủ trì lễ đón và tiếp Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris. Bà Kamala Harris là Phó Tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm đầu tiên thăm Việt Nam.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris trở thành quan chức cấp cao nhất trong chính quyền Mỹ hiện tại có chuyến công du Singapore và Việt Nam ngay trong thời gian đầu nhiệm kỳ. Một trong những mục đích quan trọng trong chuyến đi của bà Harris tới Đông Nam Á lần này là tăng cường quan hệ với các đối tác, đồng thời cho thấy cam kết vững chắc của Mỹ đối với các nước trong khu vực. Ngoài chương trình trình nghị sự với nhiều nội dung và thông điệp quan trọng, sự xuất hiện của bà Kamala Harris cũng được hoan nghênh đặc biệt khi bà là nữ Phó Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ - người truyền cảm hứng cho hàng triệu phụ nữ Mỹ và trên khắp thế giới. Từ khi trở thành cấp phó của Tổng thống Mỹ Joe Biden, bà Harris nhận được nhiều ca ngợi vì đã phá bỏ nhiều rào cản trong suốt cuộc đời mình, ghi tên mình vào lịch sử của “Xứ cờ hoa”.
Cùng với những điểm nóng tại Nam Á, Trung Đông, Đông Nam Á nói riêng và khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung được cho là tâm điểm thu hút sự chú ý của quốc tế ở thời điểm này. Mà 2 chuyếh thăm Đông Nam Á của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Loy Austin, và trước đó cuối tháng 7, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken cũng đã thăm chính thức Ấn Độ là những ví dụ cho thấy rõ điều này. Các chuyến thăm này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Mỹ đối với khu vực, đặc biệt là Đông Nam Á. Điều đó cũng cho thấy một sự điều chỉnh chính sách dài hạn của Mỹ đối với khu vực này.
Mỹ là một quốc gia đa chủng tộc, nơi sinh sống của nhiều người có nhiều nguồn gốc quốc gia và chủng tộc khác nhau. Chính vì thế, cứ mỗi 10 năm, chính phủ Mỹ buộc phải đếm tất cả những ai hiện đang sinh sống tại quốc gia này qua một cuộc khảo sát được gọi là “thống kê dân số”. Kết quả có được sẽ được dùng để xác định xem hàng trăm tỷ đô la khoản tài trợ liên bang được phân bổ ra sao cho các cộng đồng trên khắp nước, đồng thời đây cũng là cơ sở để xác định số ghế trong Hạ viện của Quốc hội mà mỗi bang nhận được. Theo số liệu mới công bố,trong một thập niên, từ 2010 đến 2020, số dân da trắng lần đầu tiên giảm xuống dưới 60%, trong khi số dân gốc Latin và châu Á tăng mạnh. Đây là sự thay đổi đáng kể trong bức tranh nhân khẩu học của Mỹ kéo theo những tác động chính trị và xã hội với nước Mỹ.
Do lo ngại về các biến thể mới của SARS-CoV-2, nhiều quốc gia đã và đang cân nhắc tiêm liều vaccine ngừa Covid-19 thứ ba cho người dân của mình. Quyết định mà theo Tổ chức Y tế thế giới là chưa cần thiết trong bối cảnh hiện nay, đồng thời cảnh báo sự thiếu hụt vaccine nghiêm trọng cho các quốc gia đang có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Ngày 09/8, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đăng thông báo trong Sổ đăng ký Liên bang về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 3 công ty của Nga theo luật không phổ biến vũ khí giết người hàng loạt. Bước đi này được Nga coi là cản trở sự ổn định quan hệ giữa hai nước.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)