Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 27/07 đã đảo ngược 1 chỉ dẫn phòng tránh Covid-19 trước đây, qua đó khuyến cáo những người đã tiêm phòng vẫn cần sử dụng khẩu trang trong một số tình huống.
Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman - nhân vật ngoại giao cao cấp số 2 của Mỹ vừa có chuyến công du đáng chú ý đến Trung Quốc. Mặc dù bầu không khí không còn quá căng thẳng như Đối thoại chiến lược hồi tháng 3 tại Alaska (Mỹ), nhưng hai bên đã không đạt được một đồng thuận cụ thể nào. Với cách tiếp cận rất khác biệt, giới quan sát cho rằng triển vọng Mỹ - Trung tìm được những tiếng nói chung vẫn còn rất xa vời!
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bắt đầu công du tới các nước Đông Nam Á, trong đó điểm dừng chân đầu tiên là Singapore. Đây là chuyến thăm khu vực đầu tiên của một quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Joe Biden. Chuyến đi này sẽ đánh dấu cam kết bền vững của Mỹ đối với khu vực, và lợi ích của Mỹ trong việc duy trì trật tự quốc tế dựa trên quy tắc tại khu vực và thúc đẩy tính trung tâm của ASEAN.
Sau nhiều năm tranh cãi, Đức và Mỹ cuối cùng đã đạt được bước đột phá về dự án đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 vận chuyển khí đốt từ Nga qua biển Baltic tới Đức. Đây vốn là một trong những dự án năng lượng gây tranh cãi nhất trong lịch sử châu Âu. Những ý kiến phản đối cho rằng, đường ống này sẽ khiến châu Âu quá phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga trong khi những người ủng hộ đánh giá, dự án là cần thiết cho nhu cầu năng lượng của châu Âu hiện nay. Ngay lập tức, thỏa thuận giữa Mỹ và Đức đã vấp phải các quan điểm chỉ trích của Ucraina, Ba Lan và cả Nga!
Gần 2 năm sau khi đại dịch Covid-19 xảy ra, những lễ cưới trực tiếp đầu tiên của các cặp đôi ở thành phố New York Mỹ hôm qua (23/7) đã được tổ chức trở lại. Sự kiện này không những mang lại hạnh phúc cho các cặp đôi mà còn là dấu hiệu cho thấy, cuộc sống bình thường đang dần trở lại với một trong những tâm dịch của nước Mỹ.
Một tuần sau Mỹ áp đặt trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc tại Hồng Kông, Trung Quốc hôm qua (23/7) thông báo sẽ trừng phạt trả đũa đối với các cá nhân Mỹ, trong đó có cựu bộ trưởng thương mại Wilbur Ross. Các biện pháp ăn miếng trả miếng được đưa ra ít ngày trước chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman tới Trung Quốc, dự báo sẽ khiến quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng.
Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc vừa tái khẳng định cam kết cùng nhau giải quyết các mối đe dọa trong khu vực, phản đối những hành động làm xói mòn trật tự quốc tế và nêu bật sự cần thiết duy trì một khu vực Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương đa phương, tự do và rộng mở. Cam kết này được các nhà ngoại giao Mỹ, Nhật Bản, và Hàn Quốc đưa ra tại hội nghị 3 bên diễn ra ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản. Cuộc gặp Mỹ-Nhật-Hàn diễn ra trong bối cảnh quan hệ Nhật Bản và Hàn Quốc đang căng thẳng liên quan đến phát ngôn của Phó Đại sứ Nhật Bản tại Seoul khiến Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hủy chuyến thăm tới Nhật Bản. Chính vì thế, cuộc gặp ba bên Mỹ-Nhật-Hàn lần này là cơ hội quý giá để hai quốc gia Đông Bắc Á gạt bỏ bất đồng, bắt tay vì mục tiêu chung.
Mỹ và một loạt nước đồng minh trong khối NATO, Liên minh châu Âu (EU) cùng Australia, Nhật Bản, New Zealand đã cùng lúc cáo buộc Trung Quốc đứng sau các cuộc tấn công mạng toàn cầu. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên khối NATO chính thức chỉ trích Bắc Kinh về vấn đề này. Theo giới quan sát, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức bắt đầu khởi động cuộc chiến tổng lực mới theo phương châm liên kết chặt chẽ với các nước đồng minh nhằm vào Trung Quốc, mở màn là cuộc chiến trên không gian mạng. Bước đi này của Wasington báo hiệu tương lai nào cho quan hệ Mỹ - Trung, trong bối cảnh Bắc Kinh đang ngày càng cứng rắn và quyết đoán hơn? Chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế Phạm Phú Phúc làm rõ vấn đề này.
Chuyến công du Mỹ của Thủ tướng Đức Angela Merkel, một động thái ngoại giao mang tính biểu tượng cao về sự kết nối giữa các đồng minh hai bờ Đại Tây dương là câu chuyện quốc tế nổi bật tuần này. Bà Merkel trở thành nhà lãnh đạo châu Âu đầu tiên thăm Mỹ dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden nhưng đây là chuyến thăm Mỹ cuối cùng của bà trước khi mãn nhiệm vào mùa thu năm nay. Dù không có đột phá chính sách lớn, song Tuyên bố Washington về các nguyên tắc chung hợp tác Mỹ - Đức sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Angela Merkel cho thấy hai bên thực sự muốn tạo nền tảng mới cho mối quan hệ “đối tác tự nhiên” trong tương lai.
Thủ tướng Đức vừa có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ tại Nhà Trắng trong chuyến công du quan trọng cuối cùng trên cương vị Thủ tướng. Dù thời gian tại nhiệm của bà Méc-ken không còn nhiều, nhưng với ảnh hưởng của bà trên chính trường Đức suốt 16 năm qua, chuyến đi này vẫn có ý nghĩa rất lớn trong việc định hình quan hệ Mỹ - Đức dưới thời các chính quyền mới. Mặc dù Mỹ và Đức hiện vẫn tồn tại nhiều bất đồng, nổi bật nhất là trong xử lý mối quan hệ với Trung Quốc và dự án Dòng chảy phương Bắc 2, nhưng dư luận cho rằng cả Mỹ và Đức đều mong muốn xây dựng một mối quan hệ hòa hợp. Về phía Mỹ, mối quan hệ đó phục vụ tốt cho chiến lược “nước Mỹ trở lại”, còn về phía Đức, đó là điều cần thiết cho mô hình kinh tế của quốc gia này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)