Dù chưa ghi nhận trường hợp nhiễm Covid-19, nhưng những hệ lụy của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người nghèo tại Đắk Lắk. Sẻ chia gánh nặng với những hoàn cảnh khó khăn, những ngày qua, các tổ chức, cá nhân đã huy động nhiều phần quà ý nghĩa để dành tặng cho họ. Những nghĩa cử cao đẹp này đã giúp nhiều người vượt qua khó khăn trong mùa dịch. Bài viết của phóng viên Nam Trang, Đài TNVN thường trú khu vực Tây Nguyên.
Từ ngày 5-4, người dân từ TP.HCM và Hà Nội đến Đà Nẵng sẽ phải đóng phí cách ly tập trung, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt và người đã hoàn thành cách ly.
Trong khi chúng ta đang được tạo điều kiện tốt nhất để ở nhà chống dịch, thì trên các tuyến biên cương Tổ quốc, hàng nghìn cán bộ, chiến sỹ biên phòng, nhiều tháng qua vẫn không rời vị trí, bám đường mòn, lối mở, tuần tra, chống dịch, bất kể nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Các anh đang hy sinh âm thầm, gác lại tình riêng, tình nguyện trở thành những lá chắn nơi tuyến đầu chống dịch, bảo vệ hạnh phúc và cuộc sống bình yên cho nhân dân. Bài viết của phóng viên Nguyên Nhung:
Lực lượng phòng vệ đang tích cực hỗ trợ hoạt động kiểm dịch tại các sân bay của Nhật Bản với tư cách tham gia vào hoạt động phòng chống thiên tai, dịch bệnh. Phản ánh của Bùi Hùng – Phóng viên Đài TNVN thường trú tại Nhật Bản.
Mấy ngày gần đây, số người nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Tokyo, Nhật Bản, tăng chóng mặt. Những con số được thống kê chỉ là một phần, bởi những người bị nhiễm có lịch sử đi lại như thế nào đều không nắm rõ được. Dư luận lo ngại dịch bùng phát mạnh tại đây. Phản ánh của Bùi Hùng – Phóng viên Đài TNVN thường trú tại Nhật Bản.
Thừa ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, ngày 04/04, tại thủ đô Viêng Chăn, đại sử Việt Nam tại Lào Nguyễn Bá Hùng đã trao trang thiết bị y tế là quà tặng của Việt Nam dành cho Lào chống dịch Covid-19. Phó Thủ tướng Lào Somdy Duangy thay mặt Chính phủ Lào tiếp nhận quà tặng. Vân Thiêng, Đặng Thùy – phóng viên Đài TNVN thường trú tại Lào đưa tin.
Dịch bệnh Covid-19 lây lan nhanh trên thế giới khiến cuộc sống của hàng tỉ người dân bị đảo lộn, căng thẳng. Nhiều người lo lắng thái quá và suy nghĩ bi quan, song nhiều người cũng đã điềm tĩnh hơn, không còn lo lắng quá đà, những ngày này nhiều người đã chọn một tâm thế khác. Đó là điều chỉnh lại nếp sống, thói quen sinh hoạt, xây dựng nền tảng hệ miễn dịch khỏe mạnh, sức đề kháng tốt để sống vui, sống khỏe hơn. Ở nước ta, thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, từ ngày 1/4 giãn cách xã hội trong 14 ngày để chung tay đẩy lùi dịch bệnh; nhiều người, nhiều gia đình ở nhà nhiều nhất có thể. Chúng ta đã đang và sẽ làm gì ở nhà trong hơn chục ngày này để cuộc sống luôn vui vẻ, lạc quan? Trao đổi với Chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch Tập đoàn Lê Group về vấn đề này.
Những ngày qua, chúng ta thật xúc động khi rất nhiều người cao tuổi đã tích góp, dành dụm, ủng hộ đất nước phòng chống dịch Covid-19. Trong số đó phải kể đến cụ Nguyễn Thị Tửu (101 tuổi), ở phường Nam Hà, thành phố Hà Tĩnh, đã dùng số tiền tiết kiệm để mua 2 tấn gạo, ủng hộ cán bộ chiến sĩ và người dân khu vực cách ly tại Hà Tĩnh. Ghi nhận của Sỹ Đức, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam.
Theo một khảo sát quy mô lớn nhất toàn cầu, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát ở hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, Việt Nam có tỷ lệ người dân tin tưởng vào các biện pháp ứng phó phòng chống dịch của Chính phủ cao nhất thế giới với tỷ lệ 62%. Không đơn thuần chỉ là con số, đó được xem là sự khẳng định, là chỉ số niềm tin của người dân Việt Nam dành cho những người lãnh đạo cao nhất của đất nước trong cuộc chiến chống đại dịch này. Bình luận của biên tập viên Đàm Hoa.
Sức khỏe tâm lý của bạn có bị ảnh hưởng vì đại dịch? Bạn có đang lo âu, trầm uất hoặc hoảng sợ thái quá? Từng ngày, từng giờ, thông tin được cập nhật ồ ạt với nhiều ca nhiễm tăng cao trên toàn cầu, khiến ta thấy như cánh tay vô hình của dịch bệnh ngày càng tiến đến gần khu vực mình sống, cũng như người thân của mình. Còn với những người trong diện cách ly chắc chắn sẽ không tránh khỏi tâm lý lo lắng và có dẫn đến những hành động mất kiểm soát. Còn với những người có các bệnh tâm lý, như trầm cảm hay rối loạn lo âu, việc điều chỉnh cảm xúc sẽ càng khó khăn trong giai đoạn này. Với các em học sinh thời gian nghỉ học kéo dài cũng sẽ ảnh hưởng đến vấn đề học tập và tâm lý. Khách mời là Tiến Sỹ Trần Thu Hương, Giảng viên Khoa Tâm Lý học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ giúp giải quyết vấn đề sức khỏe tâm lý cho mọi người trong thời điểm giãn cách xã hội như hiện nay.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live