Trước sự lo lắng, trăn trở của chính quyền cũng như Ban Giám hiệu nhà trường về tình hình dịch bệnh và việc rửa tay đúng quy định cho học sinh, thầy giáo Hoàng Văn Ba đã xung phong đảm nhận phụ trách việc sáng chế một thiết bị rửa tay cho các em học sinh. Phóng viên Thu Hiền trò chuyện với thày giáo Hoàng Văn Ba, Phó Hiệu trưởng Trường TH&THCS Hải An, huyện Hải Lăng, Quảng Trị.
Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, máy thở là thiết bị y tế tối cần thiết để cứu sống những người bệnh đã ở giai đoạn hai lá phổi bị virus tấn công, tàn phá nghiêm trọng. Tuy nhiên, trên thế giới, ngay cả những quốc gia phát triển như châu Âu hay Mỹ, máy thở cũng là thiết bị đang thiếu khi số bệnh nhân nhiễm Covid-19 ngày một tăng. Trong bối cảnh như vậy, một cuộc đua sản xuất máy thở cũng đang diễn ra, thậm chí nhiều nhà khoa học đã nỗ lực chế tạo máy thở bằng vật liệu tái chế.
- Thấy gì từ hiện tượng mua-bán, cầm cố sổ bảo hiểm xã hội?- Sân khấu nghệ thuật truyền thống nỗ lực tiếp cận khán giả trên không gian số.- Thày giáo sáng chế ra chiếc xe rửa tay di động phòng chống dịch Covid-19 cho học sinh.- Nhiều nhà khoa học nỗ lực chế tạo máy thở bằng vật liệu tái chế.- Những Tủ thức ăn miễn phí trong thời kỳ Covid-19 tại Mỹ.
- Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) ra Tuyên bố ứng phó về dịch bệnh COVID-19.- Báo chí khu vực có nhiều bài viết đánh giá cao tinh thần đoàn kết và sự phối hợp của ASEAN trong cuộc chiến chống đại dịch.- Việt Nam hiện có 266 trường hợp mắc COVID-19, trong đó 169 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh.- Số ca tử vong trên toàn cầu vì dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã vượt ngưỡng 120.000 người.
Hôm nay (14/4), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 chủ trì hai hội nghị cấp cao đặc biệt của ASEAN và ASEAN+3 về ứng phó Covid-19. Đây là hoạt động phát huy vai trò tích cực, chủ động của Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, nâng cao tinh thần gắn kết và chủ động thích ứng, thúc đẩy đoàn kết thống nhất ASEAN để vững vàng vượt qua giai đoạn khó khăn thử thách của đại dịch Covid-19.
- Vì sao hóa đơn tiền điện tháng 4 tăng cao? Khi nào người sử dụng điện được hưởng chính sách giá điện giảm do tác động của dịch Covid-19?- ASEAN đoàn kết để vượt qua dịch bệnh Covid-19.- Thành phố Hồ Chí Minh: Kiểm tra, xử lý cơ sở sản xuất khẩu trang giả mạo tên thương nhân, địa chỉ.- Trong tháng 3: Hơn 32.000 tài khoản chứng khoán được mở mới.
- Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN và Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN+3 về ứng phó dịch bệnh Covid-19 khai mạc sáng nay, thông qua hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.- Ổ dịch tại thôn Hạ Lôi diễn biến phức tạp khi liên tiếp có ca mắc mới. Trong diễn biến tích cực, hôm nay sẽ có thêm 9 bệnh nhân nhiễm Covid-19 được công bố khỏi bệnh, nâng số ca được điều trị khỏi bệnh lên 155 ca.- Trước những bất cập trong việc mở tờ khai hải quan xuất khẩu gạo theo hạn ngạch 400.000 tấn trong tháng 4 này, nhiều doanh nghiệp gửi công văn, đơn kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ xem xét giải quyết.- Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác đồng ý cắt giảm sản lượng ở mức cao kỷ lục, tương đương khoảng 10% nguồn cung toàn cầu.- Nhiều chuyên gia y tế lo ngại về một đợt lây nhiễm thứ 2 tại châu Á khi ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy nguy cơ này.
Hội nghị cấp cao ASEAN đặc biệt và Hội nghị cấp cao ASEAN+3 đặc biệt (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) về COVID-19 thông qua hình thức trực tuyến do Việt Nam chủ trì. Các nhà lãnh đạo cùng nhau đề ra các biện pháp, sáng kiến cụ thể, thúc đẩy hơn nữa hợp tác phòng chống dịch bệnh đồng thời bảo đảm sự phát triển năng động, bền vững của khu vực về dài hạn. Trong vai trò là Chủ tịch ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có bài phát biểu quan trọng tại hội nghị.
Dịch bệnh Covid-19 đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng toàn cầu với những hệ lụy khôn lường. Cho đến thời điểm hiện tại, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 110 nghìn người trên khắp thế giới, phá vỡ nhịp sống bình thường, hủy hoại sinh kế của một bộ phận không nhỏ cư dân trên Trái đất, làm chao đảo các thị trường và gây tổn hại không nhỏ cho các nền kinh tế khắp toàn cầu. Hơn thế, đại dịch COVID-19 với những diễn biến phức tạp và khó kiểm soát còn được nhận định có thể làm thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu. Để giúp quý vị rõ hơn câu chuyện này, Biên tập viên Thu Hà trao đổi với chuyên gia nghiên cứu các vấn đề quốc tế, Tiến sĩ Lộc Thị Thủy, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, những ngày này, các đơn vị Bộ đội Biên phòng ở TP.HCM đã chủ động triển khai nhiều giải pháp để phòng, chống dịch bệnh. Theo đó, mỗi cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng vừa là một tuyên truyền viên, vừa là chiến sĩ quân y trên mặt trận chống dịch bệnh COVID-19. Trong Chuyện đêm hôm nay, Biên tập viên Đài TNVN trò chuyện với đại tá Nguyễn Duy Thắng - Chính ủy Bộ đội biên phòng TP.HCM về câu chuyện chống dịch ở khu vực biên giới biển:
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live