Sau khi Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai cho nam cán bộ, công chức mặc áo dài truyền thống đến công sở vào thứ 2 đầu tháng, dư luận đặc biệt quan tâm với nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người đồng ý với chủ trương khôi phục áo dài truyền thống của nam giới nhưng chỉ nên mặc trong dịp nghi lễ, đón khách nước ngoài, không nên xem áo dài ngũ thân là trang phục công sở.
Thời gian gần đây, nông dân và cả doanh nghiệp xuất khẩu gạo nước ta hết sức vui mừng khi gạo vừa được mừa, vừa được giá, thậm chí giá gạo Việt xuất khẩu đạt cao nhất thế giới. Sau Hiệp định EVFTA có hiệu lực, thị trường Châu Âu cũng đang rộng cửa chào đón khoảng 100.000 tấn gạo Việt xuất khẩu vào thị trường này. Con đường đi cho hạt gạo nước nhà đang bước sang những trang mới, hướng tới giá trị và chất lượng cao hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc tổ chức sản xuất và kinh doanh của ngành lúa gạo cũng cần có những bước chuyển mạnh mẽ để có thể bước đi vững chắc và tiến xa hơn trong tương lai. Về nội dung này, BTV Hương Lan có bài bình luận nhan đề: “Đường đi mới cho xuất khẩu gạo Việt”.
- Vai trò của nữ nghị sỹ trong việc đảm bảo việc làm và thu nhập của lao động nữ.- Dịch Covid-19 làm hàng chục nghìn trẻ em ở Châu Á rơi vào cảnh tảo hôn.- Những nguy cơ mất an toàn thông tin trong môi trường mạng.- Kỳ thị vùng miền.- "Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của Nguyễn Nhật Ánh ra mắt bản tiếng Nhật.
Hướng đến “Huế- Kinh đô Áo dài Việt Nam”, ngành văn hóa tỉnh Thừa Thiên Huế đang xây dựng lại nét đẹp văn hóa truyền thống từ áo dài ngũ thân cho nam giới. Việc Sở Văn hoá Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế vừa triển khai cho toàn thể cán bộ, công chức, người lao động của Sở mặc áo dài truyền thống trong ngày thứ hai đầu tiên của mỗi tháng đang gây nhiều ý kiến khác nhau. PV Lê Hiếu thường trú tại Miền Trung phản ánh.
- Vai trò của nữ nghị sỹ trong việc đảm bảo việc làm và thu nhập của lao động nữ.- Tác phẩm “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của Nguyễn Nhật Ánh ra mắt bản tiếng Nhật.- Khởi nghiệp thành công từ những thất bại.
Từ năm 1961 đến cuối năm 1973 đã có 10 chuyến đi B của 2.752 thầy giáo, cô giáo. Những giáo viên lên đường từ bục giảng của các trường phổ thông, giảng đường đại học ở Hà Nội và các tỉnh, thành miền Bắc. Các thầy cô được giao nhiệm vụ mở trường, mở lớp, vận động người dân đi học và cũng kiêm cả nhiệm vụ cầm súng chống càn, phá vây. Chiến tranh đã lùi xa, non sông thu về một mối nhưng hình ảnh những nhà giáo đi chiến trường B vẫn còn đậm sâu trong tâm trí nhiều người. Mỗi khi nhắc lại, những kỷ niệm chiến trường lại ùa về trong ký ức của các thầy cô tham gia vào cuộc chiến đấu này. Kỷ niệm 75 ngày Quốc khánh nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9/1945-2/9/2020, cùng gặp gỡ và trò chuyện với nhà giáo Trần Thư Nguyên, nguyên giáo viên trường THPT Đống Đa, Hà Nội. Người trực tiếp tham gia đoàn nhà giáo đi B để nghe những kỷ niệm về một thời “binh lửa” mà ông cùng đồng đội đã trải qua.
Sau 3 năm ấp ủ thực hiện, ca sĩ Vũ Thắng Lợi – người sở hữu giọng nam cao, trữ tình, với kỹ thuật thanh nhạc chuẩn mực một lần nữa ghi dấu cho người yêu nhạc với album “Khát vọng” nhân kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Album “Khát vọng” gồm những ca khúc cách mạng đi cùng năm tháng như “Bài ca không quên”, “Khát vọng”; “Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa” “Một đời người một rừng cây”… được nhạc sĩ Hồng Kiên phối khí, vừa tươi mới, hiện đại, vừa phù hợp với giọng ca của Vũ Thắng Lợi, đồng thời vẫn giữ được tinh thần, tư tưởng của các ca khúc đã ăn sâu vào tâm trí của người yêu nhạc cách mạng. Album “Khát vọng” còn thể hiện khát vọng cũng như hướng đi kiên định của ca sĩ Vũ Thắng Lợi với dòng nhạc thính phòng và ca khúc cách mạng; khát khao truyền lửa và đào tạo thêm nhiều những gương mặt nghệ sĩ theo dòng nhạc đỏ.
Hàng trăm người đi lễ Phủ Tây Hồ giữa tâm dịch Covid 19, ngay trong ngày đầu thành phố Hà Nội siết chặt giãn cách xã hội; hay như Phó Chủ tịch phường của tỉnh Quảng Trị thản nhiên tổ chức sinh nhật trong khu cách ly tập trung, có cả vợ là bệnh nhân mắc Covid 19 tham gia. Những thông tin này thực sự gây sốc với nhiều người trong bối cảnh dịch bệnh lây lan khó kiểm soát và lực lượng tuyến đầu ngày đêm lăn xả cứu chữa bệnh nhân cũng như khoanh vùng dập dịch vì cộng đồng. Việc chủ quan, vô ý thức trong phòng chống dịch đợt này của một bộ phận người dân đang khiến bao công sức của hàng nghìn con người ở tuyến đầu đổ sông đổ biển. Trách nhiệm xã hội của mỗi công dân đang ở đâu? Giải pháp mạnh nào để siết chặt kỷ luật đúng với tinh thần: chống dịch như chống giặc mà Thủ tướng đã nêu ra? Bàn về nội dung này, BTV Thanh Trường trao đổi với khách mời là bác sỹ Nguyễn Trọng An, chuyên gia y tế.
- Hành trình nghiên cứu vắc-xin ngừa COVID-19 của các nhà khoa học đến nay đã có được những kết quả gì?- Thư viện di động mang lại niềm vui cho trẻ em trên thế giới trong thời kỳ dịch Covid-19.- Cuộc thi vẽ tranh mùa dịch covid-19: “Vẽ nên mùa hè ý nghĩa”.
Tác giả Trần Kim Khôi, với sự tham gia diễn xuất của các nghệ sĩ Nhà hát Kịch Việt Nam.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)