Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (gọi tắt là Đề án 1956) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cách nay 10 năm. Triển khai Đề án, cơ quan chức năng hy vọng bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động; chuyển hướng từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo, sang đào tạo theo nhu cầu của người lao động và thị trường; gắn đào tạo nghề với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của từng vùng, từng ngành, từng địa phương. Chúng ta đang ở những tháng cuối thực hiện các mục tiêu của Đề án này. Khách mời là ông Mạc Văn Tiến – chuyên gia lĩnh vực việc làm, giáo dục nghề nghiệp và an sinh xã hội sẽ hỗ trợ cung cấp thông tin thực tiễn: những hiệu quả đạt được; những bất cập-tồn tại và giải pháp cần thực hiện đối với cả người dạy, người học, người quản lý, để công tác này hiệu quả hơn trong giai đoạn tiếp theo.
- Dự Đại hội thi đua quyết thắng toàn quân lần thứ 10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh cần thực hiện phong trào thi đua phải toàn diện, liên tục và thường xuyên.- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu Quốc hội Đơn vị số 1, TP Cần Thơ tiếp xúc cử tri tại quận Ô Môn và Cái Răng. Cùng ngày, nhiều đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện tiếp xúc cử tri tại các địa phương trên cả nước.- Hội nghị Hội đồng Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN lần thứ 23 ra tuyên bố chung cấp Bộ trưởng.- Sự minh bạch, công bằng công khai trong cách tính giá điện.- Liên minh châu Âu (EU) gia tăng sức ép buộc Trung Quốc phải thực thi nguyên tắc có đi - có lại trong quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai bên.- Trung Quốc - Ấn Độ nhất trí hạ nhiệt tình hình tại khu vực biên giới, trong cuộc gặp cấp tướng lần thứ hai.
Tưởng rằng đại dịch Covid-19 đã phần nào “giảm nhiệt” tại nhiều quốc gia và khu vực, nhưng sau khi các nước nới lỏng phong tỏa và bắt đầu mở cửa biên giới, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phải đưa ra nhiều cảnh báo, bày tỏ lo ngại trước tốc độ lây lan nhanh chóng trở lại của virus Sars-CoV-2, báo hiệu những nguy cơ mới do làn sóng Covid thứ 2 gây ra. Từ châu Á, châu Mỹ cho đến châu Âu, “bóng ma” Covid lại đang quay trở lại do nhiều nguyên nhân.
Một hộ dân có 3 người sinh sống tại huyện đảo Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) sử dụng điện sinh hoạt, nhưng đột nhiên nhận được hóa đơn tiền điện tháng 5/2020 lên đến gần 90 triệu đồng, dù không có những thiết bị tiêu tốn nhiều điện năng như điều hòa, bình nóng lạnh.... Vũ Miền, PV Đài TNVN, thường trú khu vực Đông Bắc thông tin:
Lâu nay, khi nhắc tới Quảng Trị, ai cũng nghĩ đây là vùng đất nắng và gió rất khắc nghiệt, đất cát bạc màu, cây trồng khó chống chịu nổi nếu không có sự can thiệp của khoa học kỹ thuật, trong khi 70% số dân trong tỉnh làm nông nghiệp. Nhưng với sự quyết tâm đồng lòng của chính quyền địa phương, cùng các nhà khoa học, các doanh nghiệp và sự chịu khó, đồng thuận của bà con nông dân đã biến vùng đất khó thành vùng đất cho trái ngọt. Canh tác theo quy trình sạch, dồn điển đổi thửa tạo ra những cánh đồng lớn, xây dựng thương hiệu, đầu tư mẫu mã bao bì sản phẩm, nhân dân tỉnh Quảng Trị đã thành công trong việc đưa ra thị trường thương hiệu Gạo Ong biển có chứa nhiều hợp chất an toàn, có lợi cho sức khỏe. Với phương pháp trồng lúa hữu cơ không chỉ cho ra những sản phẩm chất lượng cao mà còn góp phần hồi sinh vùng đất chết, tạo thu nhập cao hơn cho người dân còn nhiều khó khăn, chịu nhiều hậu quả do chiến tranh để lại. Biên tập viên Đài TNVN trò chuyện với ông Hà Sỹ Đồng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị về những nỗ lực của chính quyền địa phương, nhà đầu tư và góp sức của người dân Quảng Trị để xây dựng nên một thương hiệu gạo đủ sức vươn tầm quốc tế:
- Liệu Hà Nội chi hơn 100 tỷ đồng rửa đường có thực sự giảm được ô nhiễm và nắng nóng ở thủ đô?- Nghệ sĩ múa rối người Colombia đem đến niềm vui cho trẻ nhỏ trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.- Cách chăm sóc và bảo vệ làn da trong những ngày nắng nóng.- Ông Hà Sỹ Đồng- chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị trò chuyện về sự phối hợp của địa phương, doanh nghiệp và nông dân trong nỗ lực xây dựng thương hiệu gạo Ong biển đủ sức vươn tầm quốc tế.
- Hàng loạt sự cố công trình thủy lợi xảy ra: Giải pháp nào với tình trạng hồ đập xuống cấp nghiêm trọng?- Các nhà khoa học trên toàn thế giới đang phát triển khoảng hơn 200 loại vaccine tiềm năng, cho thấy một triển vọng hết sức lạc quan về khả năng nhanh chóng tìm ra thuốc phòng tránh Covid-19 trong thời gian tới.- Nâng cao ý thức người dân trong phân loại rác thải tại nguồn.- Hà Nội chi hơn 100 tỷ đồng để rửa đường. Liệu việc làm này có thực sự có hiệu quả?- Ngày hội âm nhạc tại Hà Nội: thưởng thức miễn phí và cơ hội thử sức với các chương trình biểu diễn âm nhạc.
Tỉnh Đồng Tháp đã sẵn sàng cho Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XIV diễn ra từ 24 đến 27/6 với sự tham dự của 62 Đài Phát thanh Truyền hình trên cả nước, 16 đơn vị của Đài Tiếng nói Việt Nam, Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội và Cục Truyền thông Công an nhân dân. Sự kiện này do Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) phối hợp với UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức. Phóng viên Phạm Hải phản ánh.
- Bất động sản công nghiệp – Thời cơ vàng trong vận hội mới.- Tiết kiệm điện mùa nắng nóng: Cần sự chung tay của cả doanh nghiệp và người dân.- Đổi mới phương thức kinh doanh và tiếp cận người tiêu dùng - Thực tiễn không chỉ mùa Covid.
- Quản lý thị trường Quảng Ngãi tổ chức tiêu hủy hàng hóa vi phạm xử lý tịch thu với tổng trị giá trên 1 tỷ đồng.- Phú Yên: Tạm giữ 5.400 chiếc đồng hồ hiệu Casio và nhiều hàng hóa khác không có hóa đơn, chứng từ.- Đột kích triệt phá kho chứa gần 7 tấn nguyên liệu sản xuất bim bim không rõ nguồn gốc.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live