Lãnh đạo 4 nước gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia còn gọi là Nhóm bộ tứ hôm nay (20/5) đã nhóm họp bên lề hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7). Tại đây, lãnh đạo Nhóm bộ tứ khẳng định cam kết duy trì hòa bình và ổn định đối với khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương, đồng thời phản đối các hành động đơn phương tìm cách thay đổi hiện trạng bằng vũ lực:
Trong xu hướng trở thành nơi “hội tụ chiến lược” của thế kỷ 21, Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ngày càng trở nên sôi động với các cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn. Không chỉ đọ sức bằng kinh tế, chính trị hay trên các bàn đàm phán, cuộc đua đang trở nên gay cấn cả dưới lòng đại dương. Viễn cảnh Australia sở hữu tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân sau thỏa thuận AUKUS giữa Mỹ, Anh và Australia chỉ là một phần trong bức tranh địa chính trị ở châu Á - Thái Bình Dương đang thay đổi nhưng nó cho thấy rõ ràng hơn về một cuộc chạy đua vũ trang trên và dưới mặt nước ở khu vực này. Cuộc đua này dẫn đến những nguy cơ gì cho khu vực?
Tuần qua, một bản tài liệu dài 24 trang với tiêu đề "Chỉ dẫn chiến lược an ninh quốc gia tạm thời của Mỹ" thu hút được sự quan tâm của dư luận. Đáng chú ý là những cam kết làm sâu sắc mối quan hệ với các quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và coi khu vực như một phần trong những lợi ích quốc gia then chốt của Mỹ. Điều này cho thấy Tổng thống Joe Biden sẽ tiếp tục “rót rượu cũ vào bình mới” trong chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mà người tiền nhiệm Donald Trump khởi xướng.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live