Sau mỗi kỳ thi, có những học sinh khi kết quả thi không như mong muốn đã rơi vào trạng thái sốc, trầm cảm, thậm chí tự vẫn. Những hành động tiêu cực này có thể xuất phát từ áp lực mà các em tự đặt ra cho bản thân, nhưng cũng có một tỷ lệ không nhỏ là những áp lực từ phía cha mẹ, gia đình. Liệu ngôi trường các con học có phải là thể diện của bố mẹ? Mục tiêu vào trường danh giá gây áp lực ra sao? Nó có phải là tiêu chí để tạo ra giá trị của con người? Nội dung này được bàn luận với khách mời là PGS. TS Chu Cẩm Thơ, Nhà sáng lập chương trình toán Pomath, người được Tạp chí Forbes vinh danh là 1 trong 50 người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam.
- Thi tốt nghiệp THPT 2020: Học sinh lớp 12 ôn tập “nước rút”, bám sát chương trình đã giảm tải.- Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững ở thành phố Hải Phòng.
Hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục đại học ở các nước phải chuyển sang hình thức học trực tuyến, môi trường xã hội ở nhiều nước phải thực hiện cách ly. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến người học ở các nước, trong đó có lưu học sinh Việt Nam học tập tại nước ngoài. Trong khi đó, Việt Nam đã và đang kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19. Các trường đại học của Việt Nam vẫn mở cửa đón nhận sinh viên và thực hiện các hoạt động đào tạo một cách bình thường. “Du học tại chỗ” với chương trình học trong nước là lựa chọn an toàn khi đại dịch chưa biết khi nào mới kiểm soát được ở các nước. Điều này đặt ra cơ hội và cả thách thức đối với ngành giáo dục trong việc làm sao thúc đẩy các chương trình đào tạo quốc tế đối với bậc đại học để thu hút học sinh du học tại chỗ. Ông Phạm Quang Hưng – Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế - Bộ Giáo dục và đào tạo và em Lê Vũ Anh Thư – du học sinh trường Đại học La Trone (Australia).
- Bầu trực tiếp Bí thư cấp ủy tại đại hội, thành công và những vấn đề đặt từ thực tiễn.- Thị trường bất động sản TP.HCM tìm hướng đi phục hồi sau dịch Covid-19.- Thúc đẩy học sinh Việt Nam “du học trong nước”: Cơ hội nhiều, thách thức cũng không ít.- Gặp gỡ những người lính năm xưa để hiểu hơn về tình yêu người lính, để hiểu vì sao luôn có đất nước và tình yêu, có niềm tin và khát vọng.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ diễn ra vào ngày 9 và 10/8 tới. Còn hơn chục ngày nữa sẽ diễn ra kỳ thi, hiện các nhà trường và học sinh đang dốc sức ôn luyện với quyết tâm đạt kết quả cao nhất. Các trường chia nhóm học sinh theo học lực để tổ chức ôn tập phù hợp, còn học sinh cũng tự học thêm để củng cố kiến thức, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới. Phóng viên Minh Hường thông tin:
Sáng 17/07, gần 89.000 học sinh Hà Nội bước vào dự thi môn Ngữ văn, trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông năm học 2020-2021. Kỳ thi năm nay được đánh giá có tính chất cạnh tranh gay gắt hơn năm ngoái, bởi số học sinh tăng hơn gần 4.000 thí sinh so với năm trước và chỉ có 62% thí sinh có cơ hội vào trường công lập. Phản ánh của phóng viên Thu Hiền:
Sáng nay (16/07), gần 89.000 thí sinh tại Hà Nội đã đến tập trung tại 172 điểm thi để làm thủ tục dự thi và nghe phổ biến quy chế vào lớp 10 THPT năm học 2020-2021. Phóng viên Thu Hiền thông tin.
- Kỷ niệm trọng thể 110 năm Ngày sinh Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, nguyên quyền Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội - một trí thức yêu nước tiêu biểu đã cống hiến cả cuộc đời cho lý tưởng cách mạng.- Phát hiện dấu hiệu vi phạm qua giám sát còn rất ít so với thực tế. Đây là đánh giá của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại Hội nghị Sơ kết 6 tháng công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng.- Tây Nguyên nỗ lực giữ rừng trước áp lực di dân tự do gia tăng tại đây.- Trước việc Mỹ yêu cầu sinh viên quốc tế phải về nước vào mùa thu tới, nếu chương trình học hoàn toàn trực tuyến, hàng chục nghìn lưu học sinh Việt Nam tại Mỹ đang rất lo lắng. Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ khẳng định, đang nỗ lực phối hợp với cơ quan chức năng sở tại đảm bảo quyền lợi hợp pháp của du học sinh Việt Nam.- Hôm nay diễn ra bầu cử Singapore – Một kỳ bầu cử được coi là đặc biệt và tốn kém trong lịch sử nước này khi diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 và kinh tế rơi vào suy thoái.- Thủ tướng Australia Scott Morrison và người đồng cấp Nhật bản Abe Shinzo lên án hành động cưỡng chế làm thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.
- Hội nghị Bộ trưởng Mekong – Nhật bản lần thứ 13 tái khẳng định sự cần thiết tăng cường các nỗ lực chung trong phòng chống dịch bệnh và tái thiết nền kinh tế.- Giá vàng thế giới cũng như trong nước tăng cao kỉ lục, các chuyên gia khuyên các nhà đầu tư không nên đầu tư “lướt sóng” vào thời điểm này vì nhiều rủi ro.- Trường tư thục kiến nghị Bộ GD&ĐT cho phép học sinh những trường này tựu trường sớm hơn 4 tuần trước ngày khai giảng 5/9.- Đại sứ quán Việt Nam đảm bảo quyền lợi hợp pháp của du học sinh tại Mỹ.- Đại diện LHQ nhận đinh việc Mỹ sát hại tướng Iran Soleimani là vi phạm luật pháp quốc tế.
Liên quan đến thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng Dự thảo Quyết định ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với các cấp học, trong đó quy định các trường không tổ chức dạy học trước ngày khai giảng 5/9, chiều 09/07, các Chủ tịch Hội đồng, Hiệu trưởng trường tư thục kiến nghị giữ nguyên quy định các trường tư thục được nhập học sớm hơn trường công lập 4 tuần. Ghi nhận của PV Minh Hường.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)