Đa dạng các hình thức tuyên truyền, gắn tuyên truyền với việc đi sâu, đi sát giúp đỡ nhân dân, các đơn vị quân đội ở Đắk Lắk đã thực hiện tốt đề án "Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật ở cơ sở giai đoạn 2021 - 2027". Đây là thông tin được nêu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định 1371 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt triển khai đề án này.
Từ thực tiễn xây dựng, đánh giá, công nhận xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại các địa phương trong thời gian qua cho thấy, đây là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước, nhất là tại cơ sở. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng, tuân thủ và chấp hành pháp luật; bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền được thông tin về pháp luật; kịp thời tháo gỡ những mâu thuẫn, tranh chấp, vướng mắc trong thi hành pháp luật tại các địa phương.
Thời gian qua, nhiều mô hình, cách làm hay trong công tác PBGDPL tiếp tục được các sở, ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện và nhân rộng, đặc biệt là sự phổ biến của mô hình tuyên truyền pháp luật thông qua mạng xã hội đã kịp thời truyền tải các quy định pháp luật mới đến với người dân.
- Mô hình cách làm hay trong công tác tuyên tuyền phổ biến giáo dục pháp luật - Trục lợi BHXH BHYT - Thực trạng - Ngăn chặn hành vi trục lợi, lạm dụng quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, công nghệ số, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đang đứng trước những đòi hỏi, thách thức mới cần thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Cùng với các phương thức phổ biến, giáo dục pháp luật truyền thống, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động này mang lại những hiệu quả riêng như thế nào? Cần thêm những giải pháp gì để phát huy mạnh mẽ và thực chất hơn tác dụng của công nghệ thông tin trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật?
Nhờ có đội ngũ hoà giải viên ở cơ sở, những mâu thuẫn lớn thành nhỏ, nhỏ thành không có, từ đó an ninh trật tự được giữ vững, tình làng nghĩa xóm được củng cố, mối quan hệ giữa người dân với chính quyền trở nên tốt đẹp hơn, góp phần xây dựng ý thức thượng tôn pháp luật trong cộng đồng dân cư. Với những ý nghĩa đó, nâng cao năng lực hoà giải viên cơ sở là vấn đề cần được quan tâm. Đây cũng là nội dung chúng tôi đề cập trong chương trình Pháp luật và đời sống hôm nay với sự tham gia của tiến sỹ Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp
Trong yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, người dân, cán bộ cần được tiếp cận các thông tin, chính sách, pháp luật, để từ đó hiểu, thực hiện và chấp hành nghiêm Hiến pháp và pháp luật, hình thành văn hoá, thói quen tuân thủ pháp luật. Cùng với việc hoàn thiện chính sách, cơ chế giúp người dân thực hiện được quyền tiếp cận và làm chủ thông tin pháp luật một cách dễ nhất, nhanh, thuận tiện nhất ngay từ cấp cơ sở, việc hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này có ý nghĩa cần thiết. Chính vì vậy, ngày 29/11/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 98 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp trong đó có quy định chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy của Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật thành Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live