Ngày 23/9, Ủy ban Châu Âu (EC) đã đệ đơn kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) phản đối các cuộc điều tra chống trợ cấp của nước này đối với một số sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).
Ngoại trưởng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) hôm thứ 6 vừa qua đã nhóm họp tại thủ đô Stockholm, Thụy Điển để tìm cách điều chỉnh lại lập trường đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao Liên minh Châu Âu thừa nhận, họ chưa đưa ra được cách tiếp cận cụ thể nào và việc điều chỉnh này còn phụ thuộc vào phía Trung Quốc. Thậm chí, các đề xuất trừng phạt doanh nghiệp Trung Quốc liên quan đến cuộc xung đột Nga Ucraina cũng vẫn trong trạng thái đang xem xét. Tất cả những động thái này cho thấy, Liên minh Châu Âu vẫn đang “ném đá dò đường” trong quan hệ với Trung Quốc.
Nhóm họp mới đây tại Stockholm, Thuỵ Điển, các ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí điều chỉnh chính sách với Trung Quốc nhằm giảm thiểu rủi ro phụ thuộc kinh tế, trong khi tiếp tục hợp tác về các vấn đề toàn cầu. Kể từ khi xung đột tại Ucraina nổ ra, quan hệ Trung Quốc- Liên minh châu Âu cũng đối mặt với những thách thức ngày càng lớn.
Đại sứ các nước Liên minh châu Âu – EU dự kiến ngày mai (10/05) sẽ chính thức thảo luận vòng trừng phạt mới nhằm vào Nga do xung đột tại Ukraine, trong đó nội dung đáng chú ý là việc sẽ đưa một số công ty Trung Quốc vào danh sách trừng phạt với cáo buộc hỗ trợ quân đội Nga, vào thời điểm Ngoại trưởng Trung Quốc đang có chuyến thăm chính thức đầu tiên đến châu Âu.
Ngoại trưởng 4 nước Ba Lan, Hungary, Ailen và Serbia thăm chính thức Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ EU-Trung Quốc trở nên căng thẳng. Giới phân tích quốc tế cho rằng đây là một chuyến thăm đáng chú ý bởi nó cho thấy một cách chuyển đổi quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và các thành viên đơn lẻ của Liên minh châu Âu, hay nói cách khác là những tính toán mới của Trung Quốc trong mối quan hệ với EU, sau khi quan hệ hai bên đã nảy sinh những bất đồng mới thời gian gần đây.
Sau hơn bảy năm và 35 vòng đàm phán, Liên minh châu Âu cuối cùng đã đạt được thỏa thuận với Trung Quốc về Hiệp định Toàn diện về Đầu tư (CAI) vào tháng 12 năm ngoái. Tuy nhiên, hiệp định này vẫn chưa được 27 quốc gia thành viên EU cũng như Nghị viện châu Âu phê chuẩn và số phận của hiệp định này ngày càng trở nên khó khăn trong bối cảnh mối quan hệ chính trị giữa EU và Trung Quốc tiếp tục căng thẳng. Mặc dù cố gắng cân bằng ngoại giao và kinh tế song những tuyên bố của giới chức châu Âu trong tuần này cho thấy một loạt biện pháp trừng phạt “ăn miếng trả miếng” giữa Trung Quốc và EU trong thời gian qua là trở ngại chính để Hiệp định đầu tư song phương được phê chuẩn.
Quan hệ giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc đang diễn biến rất căng thẳng, sau khi EU trừng phạt các cá nhân và thực thể Trung Quốc liên quan đến vấn đề Tân Cương và Trung Quốc ngay lập tức đáp trả. Căng thẳng càng bị đẩy lên nấc thang mới, khi cả Trung Quốc và một số nước EU những ngày qua đã triệu Đại sứ của nhau để bày tỏ phản ứng một cách chính thức. Dù việc trừng phạt lẫn nhau giữa EU và Trung Quốc không có nhiều tác dụng trên thực tế, nhưng lại có tác động rất lớn về mặt ngoại giao, đánh dấu một bước chuyển rõ nét trong cách tiếp cận của EU trong mối quan hệ với Trung Quốc. Đây là một bước thụt lùi lớn kể từ khi hai bên ký kết thỏa thuận đầu tư hồi cuối năm ngoái, thậm chí có ý kiến còn cho rằng mối quan hệ EU – Trung Quốc có nguy cơ đổ vỡ.
- Lan tỏa khát vọng cống hiến.- Giải đáp về các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân.- Hà Nội phát hiện bắt giữ kho chứa hàng tấn quần áo giả nhãn hiệu nổi tiếng.- Quan hệ EU – Trung Quốc: “Ngày vui ngắn chẳng tày gang".
Một sự kiện được dư luận quốc tế rất quan tâm trong tuần là Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu – Trung Quốc, được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Ban đầu, sự kiện dự kiến kéo dài 3 ngày và sẽ là lần đầu tiên Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội ngộ với lãnh đạo của tất cả 27 nước thành viên Liên minh châu Âu. Nhưng sau đó, hội nghị đã rút xuống chỉ còn là cuộc trao đổi trực tuyến giữa Chủ tịch Trung Quốc với Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Thủ tướng Đức. Cuộc họp lần này được xem là một trong những hoạt động đáng chú ý nhất trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên của Đức và được cho là sẽ đưa ra các chỉ dẫn rõ ràng hơn cho mối quan hệ chiến lược có tính sống còn nhưng đang căng thẳng giữa EU và Trung Quốc.
“Vừa là đối tác vừa là đối thủ” - đây là cụm từ mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) thời gian qua thường dùng để mô tả mối quan hệ giữa hai bên. Sau quãng thời gian được cho là đỉnh cao tốt đẹp, từ năm ngoái đến nay, quan hệ EU - Trung Quốc đang rơi vào đà xuống dốc nghiêm trọng với hàng loạt căng thẳng, bất đồng và cả những chiến lược mới ngày càng “xa rời” đối tác. Trong khi đó, bầu không khí không mấy sáng sủa của Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) - Trung Quốc vừa diễn ra càng chứng minh cho thực tế này. Trong chương trình Hồ sơ sự kiện hôm nay, mời quí vị cùng nhìn lại mối quan hệ nhiều trắc trở giữa Trung Quốc và EU cũng như triển vọng cái bắt tay hai bên trong thời gian tới:
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live