Việt Nam hiện có hơn 6,2 triệu người khuyết tật. Để đảm bảo quyền lợi và sự tham gia của người khuyết tật trong các hoạt động chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, nhiều chính sách của Đảng và nhà nước đã được ban hành. Trong không khí của ngày bầu cử đang đến gần, làm thế nào để người khuyết tật tiếp cận và tham gia một cách thuận lợi nhất vào sự kiện chính trị quan trọng này là vấn đề có ý nghĩa thiết thực cần được quan tâm.
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam tặng thiết bị y tế cho nhân dân Ấn Độ - Hà Tĩnh: Đồng bào công giáo hướng về ngày bầu cử
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều trường đại học, cao đẳng đã chuyển sang học tập theo hình thức trực tuyến, vì thế nhiều sinh viên, học viên đã rời các thành phố lớn và trở về quê. Điều này dẫn đến biến động trong danh sách cử tri đã được niêm yết, ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát thẻ cử tri. Thực hiện hướng dẫn mới của Hội đồng bầu cử Quốc gia, nhiều trường Đại học phối hợp với địa phương để cấp giấy chứng nhận di chuyển địa điểm bầu cử, đảm bảo quyền cử tri trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 vào ngày 23/5 sắp tới.
Ngày bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng Nhân dân các cấp ,nhiệm kỳ 2021-2026 đang đến rất gần. Tỉnh Khánh Hòa khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch và có phương án tổ chức bầu cử trong mọi tình huống.
Cuộc bầu cử Đại biểu quốc hội khoá 15 và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được tổ chức vào ngày 23/5 tới có nhiều điểm mới so với các cuộc bầu cử trước do một số đạo luật có liên quan như Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương đã được sửa đổi, bổ sung tại các kỳ họp của Quốc hội khoá 14. Vậy những điểm mới này là gì và có tác động như thế nào đến công tác bầu cử đại biểu QH và Đại biểu HĐND các cấp lần này. Trong Chuyên mục Hỏi đáp về bầu cử hôm nay, ông Nguyễn Quang Minh, Trưởng ban Dân chủ Pháp luật, Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông tin cụ thể tới quý vị và các bạn.
Tại buổi làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính sáng nay 13/5, lãnh đạo TPHCM đưa ra 3 kiến nghị liên quan đến TP Thủ Đức, nhằm biến nơi đây trở thành một động lực tăng trưởng mới của cả vùng kinh tế phía Nam.- Các địa phương lên phương án đảm bảo an toàn cuộc Bầu cử đại biểu quốc hội khóa 15 và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.- Tiếp tục ghi nhận thêm các ca mắc mới tại nhiều địa phương. Đáng lo ngại là các ổ dịch COVID-19 tại một số nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp diễn biến phức tạp. TP Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động thể thao tập trung đông người và sân golf từ 12h trưa 13/5.- Xung đột Israel-Palestine leo thang làm gia tăng nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh toàn diện, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liên tiếp họp khẩn.- Tình trạng thiếu xăng tiếp tục lan sang một số bang ở khu vực Đông Nam nước Mỹ. Trong khi, đã qua 5 ngày gặp sự cố, đường ống dẫn nhiên liệu lớn nhất tại Mỹ vẫn chưa được khắc phục.
Ông Nguyễn Quang Minh, Trưởng ban Dân chủ Pháp luật, Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ thông tin cụ thể:- Theo các Nghị quyết của Quốc hội khoá 14, từ năm 2021, mô hình chính quyền đô thị sẽ được thực hiện chính thức tại TP HCM và thực hiện thí điểm tại 2 thành phố là Hà Nội và Đà Nẵng. Vì vậy, tổ chức Hội đồng nhân dân cấp quận và cấp phường ở những thành phố này cũng sẽ có những thay đổi.- Vậy việc bầu cử Đại biểu QH khoá 15 và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 ở 3 thành phố này sẽ có những điểm khác biệt gì so với các địa phương khác?
Trong những ngày này, các ứng cử Đại biểu QH khóa 15 và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang tiến hành gặp gỡ, tiếp xúc cử tri để thực hiện việc vận động bầu cử. Tại những cuộc tiếp xúc cử tri này, những người ứng cử báo cáo với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Vận động bầu cử chính là cuộc sát hạch để cử tri có thêm thông tin đánh giá, sàng lọc, lấy đó làm cơ sở để lựa chọn ra những Đại biểu xứng đáng đại diện cho mình vào Quốc hội khóa 15 và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Tuy nhiên có một điều đáng quan tâm là việc tổ chức các Hội nghị tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử hiện nay lại đang diễn ra vào thời điểm dịch bệnh Covid 19 đang có những diễn biến rất phức tạp. Vậy làm thế nào để các cuộc tiếp xúc cử tri vận động bầu cử vừa đảm bảo đúng pháp luật, có chất lượng, hiệu quả, vừa đáp ứng các yêu cầu phòng chống dịch bệnh
Trong Chuyên mục Hỏi đáp về bầu cử, ông Nguyễn Quang Minh, Trưởng ban Dân chủ Pháp luật, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông tin về tình hình khiếu nại, kiến nghị liên quan đến bầu cử, cũng như những quy định của pháp luật trong xử lý những hành vi vi phạm về bầu cử.
Chỉ còn 10 ngày nữa là diễn ra kỳ bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Tại các địa phương, các cơ quan chức năng và người dân đang khẩn trương chuẩn bị những công việc cần thiết để kỳ bầu cử được thành công, đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cũng trong thời gian này, các thế lực thù địch, các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị đang tiến hành nhiều hoạt động chống phá với tính chất tinh vi với mưu đồ chống phá bầu cử bằng việc xuyên tạc thông tin, đưa ra những bình luận, đánh giá thiếu trung thực, phiến diện về công tác bầu cử. Thiếu tướng, PGS, TS. Nguyễn Bá Dương, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự Bộ Quốc phòng sẽ phân tích sâu về vấn đề này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live