Hôm nay là ngày bỏ phiếu chính và cũng là cuối cùng trong cuộc bầu cử vào Duma quốc gia(Hạ viện) Nga diễn ra trong 3 ngày, từ 17/09-19/09. Các cử tri Nga đang tích cực đi bỏ phiếu, bầu chọn các đại biểu Duma quốc gia khóa 8.
Danh sách ứng cử viên tham gia vào cuộc bầu cử Chủ tịch đảng Tự do Dân chủ (LDP), Nhật Bản đã được niêm yết. Ai chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu dự kiến vào ngày 29/9 tới, sau khi được “sát hạch” một lần nữa tại Quốc hội sẽ chính thức trở thành tân Thủ tướng của Nhật Bản.
Sau khi thủ tướng đương nhiệm của Nhật Bản Yoshihide Suga quyết định rút khỏi cuộc đua giành vị trí lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP), cuộc cạnh tranh chính trị giữa một số ứng cử viên đã nóng lên. Ai chiến thắng trong cuộc bầu cử vào vị trí lãnh đạo của LDP vào cuối tháng này sẽ thay thế Suga làm thủ tướng Nhật Bản. Những ứng cử viên xác nhận ra tranh cử đều là những chính trị gia giàu kinh nghiệm trên chính trường Nhật Bản. Vậy ai đang chiếm ưu thế trong cuộc đua này? 1 năm cầm quyền của Thủ tướng Suga sẽ để lại cho người kế nhiệm những thành tựu chính sách đối ngoại và đối nội gì đáng chú ý?
Sau 1 năm trên cương vị người đứng đầu chính phủ, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide trong tuần đã bất ngờ tuyên bố sẽ từ chức trong tháng này, mở ra cuộc chạy đua chức Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền cho các ứng cử viên khác. Điều đó đồng nghĩa Đảng LDP sẽ có một lãnh đạo mới và cũng gần như chắc chắn người đó sẽ là tân thủ tướng của Nhật Bản thay cho ông Suga. Ông Suga trở thành Thủ tướng Nhật Bản hồi tháng 9 năm ngoái, thay thế cựu Thủ tướng Abe Shinzo từ chức vì lý do sức khỏe. Ông được kỳ vọng duy trì sự ổn định chính quyền và thời gian cầm quyền giống như người tiền nhiệm nhưng cuối cùng kỳ vọng đó đã không thành hiện thực. Như vậy, sẽ có một sự thay đổi mới trên chính trường Nhật Bản.
Hãng tin Kyodo Nhật Bản hôm nay (31/8) cho biết, theo nguồn tin của chính phủ, Thủ tướng Suga Yoshihide có thể xem xét kế hoạch tổng tuyển cử mà không mà cần giải tán sớm Hạ viện. Đây được xem là một động thái hiếm có trên chính trường Nhật Bản.
Trong sáng nay, 20/7, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia Trần Thanh Mẫn báo cáo Quốc hội về tổng kết cuộc bầu cử đại biểu QH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, trong đó khẳng định: Thành công của cuộc bầu cử cho thấy sức mạnh tổng hợp của Nhân dân và của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, thể hiện sinh động tinh thần yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc và niềm tin vững chắc của Nhân dân đối với chế độ xã hội chủ nghĩa.
Thưa quý vị và các bạn! Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra trong bối cảnh đất nước ta đã trải qua hơn 75 năm độc lập, 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử và thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng đề ra các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong yếu tố thuận lợi đó, cuộc bầu cử được tổ chức trong hoàn cảnh khó khăn, thách thức khi dịch bệnh Covid 19 có những diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, đòi hỏi phải vừa đúng pháp luật, bảo đảm quyền chính trị cho cử tri đồng thời bảo đảm an toàn. Nhìn lại những thuận lợi, khó khăn cũng như những kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện để có những bài học cho các kỳ bầu cử tiếp theo là nội dung trọng tâm trong hội nghị toàn quốc tổng kết công tác bầu cử đại biểu QUốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được Hội đồng bầu cử quốc gia vừa tổ chức. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay chúng tôi đề cập nội dung này.
Vừa qua, Hội đồng bầu cử Quốc gia đã công bố nghị quyết về danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa 15, với 499 người trúng cử đại biểu Quốc hội, tỷ lệ cử tri đi bầu đạt 99,6%. Đây được coi là một kỳ bầu cử thành công, ghi nhận nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị trong bối cảnh đại dịch covid 19 diễn biến phức tạp. Thế nhưng, lợi dụng việc 1 đại biểu không được xác nhận tư cách trúng cử vào Quốc hội và một vài sai phạm xảy ra trong bầu cử HĐND ở cấp xã, phường, một số đối tượng đã cố tình “vạch lá tìm sâu”, bóp méo sự thật khi cho rằng có sự thiếu minh bạch trong công tác bầu cử.
Bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc kết quả bầu cử.- Đằng sau quyết định lần đầu tiên tham gia tập trận lớn cùng Mỹ-Australia của Hàn Quốc.
Ngày 10/06 vừa qua, Hội đồng bầu cử Quốc gia công bố nghị quyết về danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa 15, với 499 người trúng cử đại biểu Quốc hội, tỷ lệ cử tri đi bầu đạt 99,6%. Đây được coi là một kỳ bầu cử thành công, ghi nhận nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị trong bối cảnh đại dịch covid 19 diễn biến phức tạp. Thế nhưng, lợi dụng việc 1 đại biểu không được xác nhận tư cách trúng cử vào Quốc hội và một vài sai phạm xảy ra trong bầu cử HĐND ở cấp xã, phường, một số đối tượng đã cố tình “vạch lá tìm sâu”, bóp méo sự thật khi cho rằng có sự thiếu minh bạch trong công tác bầu cử. Để rộng đường du luận về vấn đề này, trong chuyên mục Nhìn thẳng nói đúng hôm nay, chúng tôi mời TS Nguyễn Viết Chức- Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục- thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội cùng bàn thảo về nội dung bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc kết quả bầu cử!
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live