Khoảng 13 triệu người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, đặc biệt đợt dịch lần thứ 4 này đã, đang xâm nhập và tác động vào khu công nghiệp và khu chế xuất, gây ra những tác động tiêu cực đến người lao động. Hơn 70.000 doanh nghiệp phải dừng hoạt động hoặc phá sản, 9,1 triệu lao động bị ảnh hưởng.- Sau hơn 2 tuần ban hành NQ 68 và hướng dẫn tại QĐ 23, việc giải ngân gói 26 nghìn tỷ đồng với 12 chính sách hỗ trợ cụ thể cần phải triển khai rất nhanh để tiền hỗ trợ sớm đến đúng đối tượng, tiếp sức cho người lao động và doanh nghiệp trong thời điểm này. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, gói hỗ trợ này càng được nhiều người kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp, người lao động vượt qua khó khăn.- Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn, với điều kiện đơn giản hơn, dễ tiếp cận hơn gói hỗ trợ trước, liệu gói hỗ trợ lần này có xác định được đúng người, đúng đối tượng, tháo gỡ được những khó khăn cho người lao động tự do? BS Nguyễn Thu Giang, GĐ Quỹ - Phó Viện trưởng Viện Phát triển SK Cộng đồng Ánh Sáng LIGHT- cơ quan điều phối mạng lưới hành động vì lao động di cư (M.net).
Tiếp nhận gói hỗ trợ, liệu có đúng người, đúng đối tượng, tháo gỡ được những khó khăn cho người lao động tự do?- Người khiếm thị TPHCM mong chờ sự hỗ trợ kịp thời để vượt qua khó khăn trong dịch bệnh.- Mô hình bãi tắm an toàn đã được triển khai tại Bắc Cạn nhằm trang bị cho các em nhỏ kỹ năng phòng chống đuối nước trong mùa hè.
- Thanh toán online- giải pháp an toàn trong giai đoạn dịch bệnh - Gói 26 nghìn tỷ: Cắt bỏ thủ tục rườm rà để doanh nghiệp nhận "phao" hỗ trợ.-Mối liên hệ giữa sản xuất bền vững và tiêu dùng bền vững.
Những lao động phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương, những lao động phải nghỉ việc luân phiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19 như: Giáo viên dục mầm non tư thực, lái xe giao thông vận tải …tại tỉnh Thái Nguyên đã bắt đầu được nhận hỗ trợ từ gói 26 nghìn tỷ đồng theo Nghị quyết 68 của Chính phủ. Thái Nguyên cũng là địa phương đầu tiên của cả nước bắt đầu chi trả cho đối tượng này. Đây được xem là nguồn tiếp sức kịp thời để doanh nghiệp phục hồi sản xuất và giúp người lao động yên tâm làm việc.
Trước những khó khăn của người lao động do tác động của dịch bệnh COVID-19, ngày 1/7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP gồm 12 chính sách hỗ trợ người lao động, người chịu ảnh hưởng bởi đại dịch với kinh phí lên tới 26.000 tỉ đồng. Cần có những giải pháp gì để gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng sớm đến được đúng đối tượng, đáp ứng đúng nhu cầu, tránh những bất cập mà các gói hỗ trợ đã từng triển khai trước đây vướng phải? Mời quý vị và các bạn tìm câu trả lời trong chương trình Xã hội chuyển động hôm nay.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid 19, tác động mạnh đến kinh tế xã hội, đặc biệt 2 đợt dịch từ đầu năm đến nay đã khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là người lao động không có thu nhập, ngay trong những ngày đầu tháng 7, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68 và Quyết định số 23 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 với số tiền lên tới 26 nghìn tỷ đồng. Vấn đề đặt ra là việc thực thi như thế nào để những đồng tiền hỗ trợ này của Chính phủ sớm đến được với người dân, doanh nghiệp, khắc phục cho được những bất cập vướng mắc của gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng trước.
Trong khi người lao động và người sử dụng lao động đã “kiệt sức” thì dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu dừng lại. Trước tình hình này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động với giá trị 26 nghìn tỷ đồng và mới đây (7/7), là Quyết định số 23 nhằm quy phạm hóa việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Theo đó, trong số 12 nhóm chính sách hỗ trợ, có 7 chính sách hỗ trợ tiền mặt 1 lần cho người lao động trực tiếp bị mất việc, ngừng việc, phải tạm hoãn hợp đồng lao động do dịch Covid-19 từ 1 triệu 500 nghìn đồng/người đến 3 triệu 710 nghìn đồng/người, trong khi lao động tự do được hỗ trợ ít nhất là 1 triệu 500 nghìn đồng/người. Trong tuần này, đối tượng đủ điều kiện có thể được nhận hỗ trợ.
Theo một khảo sát hơn 10 nghìn doanh nghiệp trên cả nước mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đại dịch Covid-19 tác động rất tiêu cực đến các doanh nghiệp khi hơn 87% số doanh nghiệp cho biết chịu ảnh hưởng ở mức phần lớn hoặc hoàn toàn tiêu cực, chỉ 11% số doanh nghiệp không bị ảnh hưởng gì và gần 2% vẫn kinh doanh tốt. Mặc dù trong khoảng một năm qua, nhiều chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đã được Chính phủ ban hành, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho nhiều doanh nghiệp, song vẫn còn có chính sách hiện chưa thực hiện hiệu quả do điều kiện đáp ứng quá chặt chẽ, thiếu tính thực tế. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Nghị quyết khi đi vào triển khai thực hiện, kỳ vọng hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch. Nhìn lại những bất cập trong gói hỗ trợ trước để triển khai gói hỗ trợ sau cho hiệu quả là nội dung Chương trình Chính phủ với người dân hôm nay.
"Gói hỗ trợ 886 tỷ đồng cho những người gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 sẽ được giải quyết và thông báo đến người lao động và sử dụng lao động trong vòng 7 ngày làm việc"-. Đó là nội dung được nêu tại buổi họp báo thông tin về gói hỗ trợ lần 2 của TP.HCM.
- Gói hỗ trợ lần 2 của Chính phủ: Làm thế nào đến với người lao động nhanh và hiệu quả nhất? - - Bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc kết quả bầu cử
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)