Bước vào giai đoạn “bình thường mới”, nhưng sức mua ở thị trường nội địa vẫn chưa tăng; thị trường xuất khẩu đang khó khăn do đơn hàng tạm ngưng hoặc bị hoãn. Doanh nghiệp ở TPHCM đang nỗ lực vượt qua khó khăn, những bên cạnh đó chính quyền địa phương cũng cần có giải pháp để hỗ trợ, nhất là để kích cầu thị trường nội địa. Lệ Hằng, phóng viên thường trú tại TP.HCM có bài đề cập vấn đề này.
Dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát từ thời điểm đầu tháng 2 đã làm xáo trộn mọi mặt của đời sống xã hội; giáo dục và đào tạo cũng không nằm ngoài sự xáo trộn đó. Hơn 25 triệu học sinh, sinh viên nghỉ học kéo dài; kế hoạch năm học đảo lộn; các cơ sở giáo dục, nhất là hệ thống ngoài công lập gặp khó khăn. Cũng vì dịch bệnh Covid-19 mà kỳ thi THPT sẽ được tổ chức muộn hơn mọi năm, dự kiến vào tháng 8 năm 2020; thời điểm này cả Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học đã có hiệu lực thi hành. Do vậy, sẽ không tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia như mọi năm mà tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Mục đích của Kỳ thi tốt nghiệp THPT để lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và cũng có thể được các trường ĐH, CĐ sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ. Trong hoàn cảnh đặc biệt, toàn ngành Giáo dục đã nỗ lực để thực hiện mục tiêu “kép”, vừa phòng chống dịch, vừa đảm bảo việc dạy và học không bị gián đoạn với chủ trương “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”. Chính sự chủ động, linh hoạt đã giúp ngành Giáo dục biến “nguy” thành “cơ” giữa đại dịch. Tuy nhiên, giai đoạn thực hiện mục tiêu “kép” của ngành giáo dục vẫn còn không ít khó khăn. Ngành Giáo dục làm gì để thích nghi với trạng thái “bình thường mới”? Khách mời là Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cùng bàn về nhiệm vụ “kép” này.
- Cán bộ lãnh đạo là trung tâm đoàn kết thống nhất cao của toàn Đảng.- Ngành Giáo dục nỗ lực thực hiện nhiệm vụ “kép” trong bối cảnh sống chung với trạng thái bình thường mới.- Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý buộc tiêu hủy hơn 11.000 đơn vị sản phẩm thực phẩm nhập lậu.- Bài 2 trong loạt bài “Thế giới hậu đại dịch”: Học giả Yuval Noah Harari: Virus không đáng sợ bằng cái ác và sự thù hận.- Có khả năng triển khai dịch vụ tiền di động trong năm nay.- Thanh Hóa: Hàng nghìn người xin không nhận tiền hỗ trợ từ gói 62 nghìn tỷ.- Giải bài toán đầu ra cho vụ vải thiều năm nay.- Chính phủ Anh khuyến khích người dân đi xe đạp và chạy bộ.
Sau giãn cách xã hội, nước ta đang khôi phục trở lại các hoạt động đời sống xã hội. Điều này đang mang đến niềm hứng khởi, niềm tin và hy vọng trong cộng đồng, dù mọi người đều không quên, còn rất xa nữa cuộc sống mới hoàn toàn trở lại bình thường. Thay vào đó, chúng ta sẽ trở lại với một "cuộc sống bình thường mới". Vậy cuộc sống bình thường mới hậu Covid-19 trong lĩnh vực đời sống xã hội được hiểu như thế nào? Liệu chúng ta còn nguy cơ dịch bệnh lây lan trong cộng đồng? Những giải pháp nào để người dân vừa đảm bảo đời sống, vừa đảm bảo phòng chống dịch, đó là nội dung sẽ được PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19 và PGS.TS Đặng Thanh Huyền, Giảng viên cao cấp Học viện Quản lý giáo dục, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học giáo dục, Học viện quản lý giáo dục cùng bàn luận trong chương trình.
Hiện nay, có tới hơn 210 quốc gia đang phải đối mặt với tình hình dịch Covid-19, trong đó cả 10 nền kinh tế lớn của thế giới - cũng là những đối tác kinh tế lớn của Việt Nam đang là những “tâm dịch”. Việt Nam phải làm gì để phát triển kinh tế trong bối cảnh “bình thường mới” - nghĩa là khi cả nước đã nới lỏng thực hiện giãn cách xã hội, vừa tập trung phòng, chống dịch covid-19, vừa tập trung phát triển kinh tế - xã hội?
Thủ tướng Chính phủ chính thức dừng cách ly xã hội và nới lỏng giãn cách, xác định tâm thế là Việt Nam từng bước chuyển sang trạng thái "bình thường mới". Lúc này là thời điểm nhanh chóng khôi phục chuỗi sản xuất kinh doanh của nhiều ngành nghề. Việc cần làm trước tiên là tập trung các biện pháp để đẩy nhanh tiến trình khởi động lại nền kinh tế, đặc biệt chú trọng khởi động lại hoạt động của các doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, nhất là đối với các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)