Năm 2021 trôi qua với bao thăng trầm do Đại dịch Covid-19 gây ra. Với quyết tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội; đặc biệt là sự chung sức đồng lòng của toàn thể nhân dân, đất nước ta đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào: Tổ chức thành công ĐH Đảng toàn quốc lần thứ XIII, bầu cử QH khóa XV và HĐND các cấp khóa 2021-2026. Việt nam cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm kỳ 2 năm là Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ, kinh tế tăng trưởng 2,58%, kim ngạch XNK lập kỷ lục mới với hơn 600 tỷ đô-la Mỹ...Kết quả này tạo cho đất nước thêm niềm tin tiến bước trong năm 2022
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 tăng 6 - 6,5% theo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội thông qua (ngày 12/11/2021), việc đảm bảo điện là vô cùng quan trọng. “Giải pháp đảm bảo điện trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi, thích ứng an toàn với covid-19: Những vấn đề đặt ra” – là nội dung được chúng tôi bàn luận cùng ông Võ Quang Lâm - Phó TGĐ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Hà Nội đang chuyển sang trạng thái “bình thường mới”, thích ứng an toàn, linh hoạt phòng, chống có hiệu quả dịch COVID-19. Tuy nhiên, gần đây số ca mắc COVID-19 mới tăng cao, nhiều người dân còn chủ quan, không tuân thủ thông điệp 5K của Bộ Y tế tại nơi công cộng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch.
Tại diễn đàn Năng lượng cho phục hồi kinh tế sau đại dịch covid-19 do Hội Truyền thông Số Việt Nam tổ chức hôm nay (26/11/2021), đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết đã chuẩn bị sẵn sàng 2 kịch bản tăng trưởng điện của năm 2022, trong đó có cả kịch bản tăng trưởng điện rất cao - lên tới 12,4% - khi nền kinh tế phục hồi, thích ứng an toàn với covid-19.
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá 15 đã kết thúc cuối tuần qua với rất nhiều nội dung được bàn thảo về tình hình kinh tế, xã hội, quốc kế dân sinh. Trong đó, có thể thấy vấn đề cải thiện môi trường kinh doanh được rất nhiều đại biểu quan tâm, nhất là trong bối cảnh đại dịch covid-19 tác động, ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động của doanh nghiệp và thị trường.- Cùng bàn luận với khách mời là TS. Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh - Viện Nghiên cứu & Quản lý kinh tế Trung ương với chủ đề Cải thiện Môi trường kinh doanh trong bối cảnh bình thường mới, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Khoa học công nghệ (KHCN) thời gian qua đã và đang có những đóng góp tích cực, hiệu quả cho công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19. Tuy vậy, trong giai đoạn mới, Việt Nam cần tiếp tục tập trung hoàn thiện các hướng nghiên cứu đã triển khai và đẩy mạnh các hướng nghiên cứu mới. Giải pháp KHCN phòng chống dịch trong bối cảnh Việt Nam bước vào giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19- là nội dung được chuyển tới quý vị và các bạn trong phần đầu của chương trình Kết nối công nghệ hôm nay. - Tìm hiểu phòng thí nghiệm về các công nghệ 4.0 hoàn chỉnh và hiện đại nhất Đông Nam Á- Viettel Innovation Lab, nơi đưa Việt Nam trở thành số ít các quốc gia trên thế giới vừa làm chủ các thiết bị mạng vừa nghiên cứu về 5G trong phần sau của chương trình.
Dự Hội nghị Cấp cao trực tuyến ASEAN+3 lần thứ 24, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các nước ASEAN+3 đẩy mạnh cách tiếp cận linh hoạt và an toàn, thích ứng với trạng thái bình thường mới.- Các Nhà Lãnh đạo ASEAN+3 thông qua Tuyên bố về Hợp tác sức khỏe tinh thần ở trẻ vị thành niên và trẻ nhỏ.- TP.HCM chính thức ban hành bộ tiêu chí kinh doanh dịch vụ ăn uống.- Mỹ cân nhắc thêm 4 nước gồm Israel, Cộng hòa Síp, Bungari và Rumani vào Chương trình miễn thị thực.- Nhiều công ty bất động sản Trung Quốc có khả năng vỡ nợ hàng tỷ đô la Mỹ trái phiếu.
- Hội nghị cấp cao ASEAN 38 VÀ 39 - Indonesia chuẩn bị chiến lược chặn làn sóng COVID-19 thứ 3
Thủ tướng Chính phủ có Công điện về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh miền Trung- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị tăng cường tuyên truyền về kỳ họp Quốc hội có trọng tâm, trọng điểm, trách nhiệm trước cử tri- Quân đội Sudan tuyên bố giải tán chính phủ chuyển tiếp và bắt giữ tất cả thành viên nội các- Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN-Mỹ
Sau gần nửa năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt dịch covid- 19 lần thứ tư - với sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 từ cuối tháng 4 - cùng với các đợt phong tỏa nghiêm ngặt, giãn cách kéo dài liên tiếp và không có lộ trình cụ thể cho doanh nghiệp mở cửa trở lại, đặc biệt là Quý III/2021 đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề. Qua 9 tháng của năm, dưới tác động của dịch bệnh, đã có hơn 90 nghìn doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường; hàng trăm nghìn doanh nghiệp khó khăn, đứng bên bờ phá sản; nền kinh tế suy giảm mạnh – với GDP quý 3 tăng trưởng âm - tới 6,17% so với cùng kỳ năm ngoái… Bước vào quý 4, với những tín hiệu tích cực từ “tâm dịch TP Hồ Chí Minh” và các tỉnh phía Nam, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 quốc gia khẳng định “Việt Nam đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên toàn quốc”. Nghị quyết 128 của Chính phủ đã mở ra cơ hội Tăng tốc để phục hồi kinh tế trong bối cảnh bình thường mới. Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương bàn luận câu chuyện này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)