Loạt bài: "Bài học về công tác cán bộ nhìn từ thành phố Hồ Chí Minh". Bài 1: "Cấp ủy có mờ nhạt vai trò?" (19/10/2020)

Trong lịch sử 45 năm của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, chưa khi nào số lượng cán bộ đảng viên ở cấp cao bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy tố nhiều như thời gian qua. Mặt trái của kinh tế thị trường cùng với sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống đã khiến một bộ phận không nhỏ cán bộ có quyền lực mắc “bệnh kiêu ngạo cộng sản”. Trong khi đó công tác kiểm tra, giám sát và cơ chế kiểm soát quyền lực chưa đồng bộ, ít được chú trọng đã khiến sai phạm kéo dài từ năm này qua năm khác, gây ra những hậu quả khôn lường. Nhiều cán bộ bị xử lý kỷ luật trong thời gian qua đã đặt ra những bài học đau xót không chỉ đối với Thành phố Hồ Chí Minh mà với cả nước. Đó là việc giới thiệu, lựa chọn, sắp xếp, bố trí cán bộ vào những vị trí lãnh đạo, quản lý, và để “quyền lực được nhốt trong lồng cơ chế” thực sự hiệu quả. Đề cập nội dung này, nhóm phóng viên Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại TPHCM có loạt bài "Bài học về công tác cán bộ nhìn từ TP HCM". Bài thứ nhất có tựa đề "Cấp ủy có mờ nhạt vai trò?":

Loạt bài: "Bài học về công tác cán bộ nhìn từ thành phố Hồ Chí Minh". Bài 1: "Cấp ủy có mờ nhạt vai trò?" (19/10/2020)

Trong lịch sử 45 năm của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, chưa khi nào số lượng cán bộ đảng viên ở cấp cao bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy tố nhiều như thời gian qua. Mặt trái của kinh tế thị trường cùng với sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống đã khiến một bộ phận không nhỏ cán bộ có quyền lực mắc “bệnh kiêu ngạo cộng sản”. Trong khi đó công tác kiểm tra, giám sát và cơ chế kiểm soát quyền lực chưa đồng bộ, ít được chú trọng đã khiến sai phạm kéo dài từ năm này qua năm khác, gây ra những hậu quả khôn lường. Nhiều cán bộ bị xử lý kỷ luật trong thời gian qua đã đặt ra những bài học đau xót không chỉ đối với Thành phố Hồ Chí Minh mà với cả nước. Đó là việc giới thiệu, lựa chọn, sắp xếp, bố trí cán bộ vào những vị trí lãnh đạo, quản lý, và để “quyền lực được nhốt trong lồng cơ chế” thực sự hiệu quả. Đề cập nội dung này, nhóm phóng viên Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại TPHCM có loạt bài "Bài học về công tác cán bộ nhìn từ TP HCM". Bài thứ nhất có tựa đề "Cấp ủy có mờ nhạt vai trò?":

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:"Chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau” không phải là hô hào suông (18/10/2020)

Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động, tối 17/10 tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu Quốc gia tổ chức chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo” năm 2020. Tham dự chương trình có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Các Ủy viên Bộ Chính trị: Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình. Dự Chương trình còn có các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở trung ương và các địa phương; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức. Phát biểu tại chương trình Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” không phải là lời hô hào suông, đó là sự đồng cảm, tình thương yêu đùm bọc và mệnh lệnh trong trái tim mỗi chúng ta. Phóng viên Lại Hoa phản ánh:

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:"Chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau” không phải là hô hào suông (18/10/2020)

Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động, tối 17/10 tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu Quốc gia tổ chức chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo” năm 2020. Tham dự chương trình có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Các Ủy viên Bộ Chính trị: Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình. Dự Chương trình còn có các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở trung ương và các địa phương; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức. Phát biểu tại chương trình Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” không phải là lời hô hào suông, đó là sự đồng cảm, tình thương yêu đùm bọc và mệnh lệnh trong trái tim mỗi chúng ta. Phóng viên Lại Hoa phản ánh:

Kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11: vượt khó, an toàn, hiệu quả - góp phần cải thiện quốc gia bằng sức mạnh kỹ năng lao động (10/10/2020)

-Vượt qua những trở ngại do yêu cầu phòng, chống dịch Covid 19, Kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11, năm 2020 đã diễn ra an toàn, sôi nổi, gay cấn và hiệu quả.Đây là năm Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia nâng cấp chất lượng để tiệm cận với các cuộc thi kĩ năng nghề thế giới. 34 đề thi năm nay có độ khó, độ phức tạp và khối lượng lớn hơn các kỳ thi trước đây, có nghề gấp 3 lần và tiệm cận với trình độ ASEAN và thế giới (trước đây thời gian thi từ 5-8 tiếng là tối đa, này tối thiểu là 12 tiếng và tối đa 15 tiếng).Số lượng chuyên gia làm công tác giám khảo ở 34 nghề lên tới 300 người.Năm nay có 7 nghề lần đầu tiên được tổ chức thi: Phay CNC, Tiện CNC, Dịch vụ lễ tân, Chăm sóc sức khỏe và công tác xã hội, Điều khiển công nghiệp (nghề trình diễn), Thiết kế thời trang kỹ thuật số (nghề trình diễn) và Công nghệ nước (nghề trình diễn).Đây là những nghề có nhu cầu lao động lớn, một số nghề phục vụ cho công nghiệp phụ trợ, việc tổ chức thành công các nghề mới này là động lực tốt cho việc phát triển đào tạo và kỹ năng nghề ở những nghề này tốt hơn trong thời kỳ mới. Với 23 huy chương vàng, 7 HCB, 9 HCĐ, 5 giải khuyến khích, Hà Nội xếp nhất toàn đoàn tại Kỳ thi.

Kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11: vượt khó, an toàn, hiệu quả - góp phần cải thiện quốc gia bằng sức mạnh kỹ năng lao động (10/10/2020)

-Vượt qua những trở ngại do yêu cầu phòng, chống dịch Covid 19, Kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11, năm 2020 đã diễn ra an toàn, sôi nổi, gay cấn và hiệu quả.Đây là năm Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia nâng cấp chất lượng để tiệm cận với các cuộc thi kĩ năng nghề thế giới. 34 đề thi năm nay có độ khó, độ phức tạp và khối lượng lớn hơn các kỳ thi trước đây, có nghề gấp 3 lần và tiệm cận với trình độ ASEAN và thế giới (trước đây thời gian thi từ 5-8 tiếng là tối đa, này tối thiểu là 12 tiếng và tối đa 15 tiếng).Số lượng chuyên gia làm công tác giám khảo ở 34 nghề lên tới 300 người.Năm nay có 7 nghề lần đầu tiên được tổ chức thi: Phay CNC, Tiện CNC, Dịch vụ lễ tân, Chăm sóc sức khỏe và công tác xã hội, Điều khiển công nghiệp (nghề trình diễn), Thiết kế thời trang kỹ thuật số (nghề trình diễn) và Công nghệ nước (nghề trình diễn).Đây là những nghề có nhu cầu lao động lớn, một số nghề phục vụ cho công nghiệp phụ trợ, việc tổ chức thành công các nghề mới này là động lực tốt cho việc phát triển đào tạo và kỹ năng nghề ở những nghề này tốt hơn trong thời kỳ mới. Với 23 huy chương vàng, 7 HCB, 9 HCĐ, 5 giải khuyến khích, Hà Nội xếp nhất toàn đoàn tại Kỳ thi.