Hôm nay (20/11), Ngành Y tế thành phố Đà Nẵng triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 1 cho học sinh lớp 8 và lớp 9. Trong 3 ngày từ nay đến 22/11, sẽ có khoảng 35.000 học sinh được tiêm chủng.
Để có thể duy trì tốt việc dạy - học trực tuyến trong mùa dịch là cả sự nỗ lực rất lớn của thầy và trò các bậc học trong suốt thời gian qua. Hơn ai hết, thầy cô là những người vất vả nhất. Họ vẫn đang miệt mài tự học hỏi, tự hoàn thiện những kỹ năng tương tác trong lớp học ảo, tự khắc phục những lỗi kĩ thuật trong quá trình dạy học trực tuyến vốn chưa được đào tạo kỹ lưỡng trong trường sư phạm. Đồng thời cũng có nhiều giáo viên gặp không ít khó khăn, căng thẳng khi dạy học mùa dịch. Bởi vậy, khi đối diện với những tình huống sư phạm chưa từng có tiền lệ, nhiều giáo viên đã khó kiểm soát được cảm xúc. Từ đây đặt ra câu hỏi làm sao để giáo viên vơi bớt những khó khăn, áp lực tâm lý. Khách mời là TS Tôn Quang Cường – Chủ nhiệm Khoa Công nghệ giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội và cô giáo Lê Thị Xuân Diễm, Giáo viên Trường Trung học phổ thông Lê Quí Đôn, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre sẽ chia sẻ về việc Dạy học online này.
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay của thầy cô ở những ngôi trường trên đỉnh Trường Sơn thật đặc biệt. Món quà của các em học sinh tặng thầy cô hết sức giản dị, mộc mạc. Đó là bó hoa rừng hái vội, khúc mía, mớ rau rừng xanh mướt nhưng chan chứa sự chân thành mà các em gửi tới thầy cô với tất cả tình cảm yêu thương, kính trọng.
Dạy học sinh bình thường để các em có thể tiếp nhận được kiến thức đã là công việc không ít vất vả, khó khăn. Với những đứa trẻ khuyết tật, lại càng khó khăn gấp bội. Đối với những giáo viên dạy trẻ khuyết tật, để đồng hành cùng các em, họ không chỉ là người dạy chữ mà còn là người cha, người mẹ, người bạn với các em trong cuộc sống. Với suy nghĩ như vậy, cô giáo Trương Thị Ngọc Hà , giáo viên Trường chuyên biệt Tương Lai, thành phố Đà Nẵng đang ngày đêm tìm nhiều phương pháp truyền dạy kiến thức cho các em học sinh khuyết tật. Nhân kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam, BTV Ngọc Trinh trò chuyện cùng cô giáo Trương Thị Ngọc Hà, nghe những chia sẻ của cô về công việc của một giáo viên dạy học sinh khuyết tật.
Tối 18/11, Thành ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội tổ chức Lễ tuyên dương 90 Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố năm 2021.
Đại đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được hun đúc trong suốt chiều dài lịch sử, trở thành động lực to lớn để dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, tồn tại và phát triển. Trước những thách thức đang đặt ra đối với giá trị đại đoàn kết toàn dân tộc, làm sao để giữ gìn và phát huy giá trị tốt đẹp này? - Đây là nội dung được chúng tôi bàn luận trong Câu chuyện thời sự hôm nay nhân Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. - Đảm bảo phòng chống dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm khi trẻ trở lại trường học - Cùng tìm hiểu nội dung này trong chuyên mục Bước chân đến trường. - Dòng chảy sự kiện: Cách nào để chấm dứt kiểu dạy và học văn mẫu? Muôn màu cuộc sống: Thăm làng gốm cổ Vĩnh Hồng- làng gốm cổ duy nhất ở vùng “đất mỏ” hơn 200 năm tuổi. - Câu chuyện về thầy giáo làng giàu lòng nhân ái- thầy giáo Ngô Mạnh Cường (xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) sẽ được kể với quý vị trong chuyên mục Niềm vui mỗi ngày.
Khó khăn chưa dứt quanh chuyện dạy và học online, thì câu chuyện giáo dục khác lại tiếp tục thu hút sự quan tâm của xã hội. Đó là nạn học theo văn mẫu, bài mẫu. Câu chuyện này được chính Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nêu ra với quan điểm “chấm dứt học theo văn mẫu, bài mẫu, dẫn tới sự triệt tiêu sự sáng tạo của thầy và trò”. Không chỉ trên diễn đàn tổng kết năm học 2020 - 2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021 - 2022, trong kỳ họp Quốc hội vừa qua, nội dung nạn học theo văn mẫu, bài mẫu cũng được Đại biểu quốc hội chất vấn người đứng đầu ngành giáo dục. Việc chấm dứt kiểu dạy và học văn mẫu nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng trong dư luận xã hội vì đã “chạm” vào trăn trở của rất nhiều người. Bởi ai nấy đều nhận ra “tác dụng phụ” của cách dạy theo văn mẫu, bài mẫu, về lâu dài làm ảnh hưởng đến tư duy của học sinh, dẫn tới triệt tiêu sáng tạo của thầy và trò. “Cách nào để chấm dứt kiểu dạy và học văn mẫu” với góc nhìn của một cô giáo trực tiếp đang giảng dạy môn Ngữ văn cho nhiều thế hệ học trò – đó là Tiến sĩ ngữ văn Trịnh Thu Tuyết, nguyên là giáo viên môn Ngữ văn tại trường THPT Chu Văn An (Hà Nội).
Báo cáo giải trình trước Quốc hội vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng khẳng định, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực giáo dục. Đồng tình với ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội về việc học trực tuyến không thể kéo dài, Thủ tướng đề nghị Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Y tế xây dựng kế hoạch để từng bước mở cửa lại trường học trong năm 2021. Mới đây, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng đã chủ trì cuộc họp trao đổi một số nội dung liên quan đến việc tăng cường triển khai Nghị quyết 128 của Chính phủ về đảm bảo các điều kiện an toàn sức khỏe học sinh, an toàn học đường khi trường học mở cửa trở lại. Cụ thể, Bộ GD&ĐT có giải pháp gì để thích ứng an toàn, linh hoạt, tổ chức dạy học, giữ ổn định chất lượng giáo dục? TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT bàn luận về nội dung này.
Dịch covid-19 vẫn lây lan ở hầu hết các quốc gia trên thế gới trong khi nhu cầu tới trường của học sinh rất lớn. Việc có nên cho trẻ quay trở lại trường học khi vẫn còn dịch bùng phát vẫn còn nhiều ý kiến ở các quốc gia. Tại Ai Cập, nước này đã cho học sinh đi học trực tiếp và có các giải pháp tốt nhất để bảo vệ học đường an toàn.
Phía sau những chiếc buồng lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 đang sử dụng rộng rãi ở Lào Cai là tâm huyết của những người thầy ngày ngày đứng lớp nhưng mang trong mình niềm đam mê khoa học cháy bỏng.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)