Năm học 2021 - 2022 đã bắt đầu, nhưng nhiều học sinh tại một số địa phương đang giãn cách xã hội vẫn chưa nhận được sách giáo khoa mới. Trong nhiều giải pháp được các trường tính đến, thì tạm sử dụng sách giáo khoa điện tử là khả thi và an toàn nhất. Tuy nhiên sử dụng sách này như thế nào cho hiệu quả thì vẫn là trăn trở của cả học sinh, phụ huynh và giáo viên.
“TP.HCM không lùi thời gian năm học mới 2021 – 2022. Hiện nay Thành phố đang tập trung khắc phục các khó khăn với quyết tâm không để bất cứ học sinh nào mất đi cơ hội học tập do dịch bệnh COVID-19. Trong đó, nhóm các học sinh có bố mẹ bị mất do dịch sẽ được đặc biệt quan tâm”. Đó là thông tin được đưa ra từ buổi họp báo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM diễn ra chiều nay (4/9).
Triển khai chủ trương miễn giảm học phí (trong điều kiện dịch COVID 19) như thế nào, để tạo ra sự công bằng đồng bộ trong phạm vi cả nước, đặc biệt ở những địa phương bị tác động nặng nề như thành phố HCM, Bình Dương và nhiều địa phương phía Nam?
CT nước Nguyễn Xuân Phúc gửi thư động viên ngành giáo dục, các thầy cô giáo và các em học sinh trước thềm năm học mới, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp.- Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc tại Thái Nguyên.- Bộ Y tế yêu cầu từ nay đến 15/9, xét nghiệm tại nhà cho người dân ít nhất 2-3 ngày/lần, đối với khu vực nguy cơ cao.- Tại Hà Nội, sau ngày 6/9, 10 quận huyện sẽ tiếp tục giãn cách theo chỉ thị 16, và 5 đơn vị hành chính khác giãn cách một phần theo chỉ thị 15. Cơ quan công an cũng sẽ cấp, kiểm tra giấy đi đường có nhận diện qua phần mềm cho người dân.- Cần đặt ra những vấn đề gì khi TPHCM xem xét việc mở cửa lại nền kinh tế.- Thủ tướng Nhật Bản bày tỏ ý định từ chức sau 1 năm cầm quyền.- Dịch COVID-19 bùng phát tại châu Á đang cản trở hoạt động sản xuất ở khu vực này trong tháng 8 vừa qua, kéo theo chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn.
Chỉ còn vài ngày nữa học sinh cả nước sẽ bước vào năm học mới 2021-2022. Dù các địa phương đều xác định sẽ cố gắng khắc phục khó khăn do dịch COVID-19 để tổ chức dạy và học phù hợp, thế nhưng vẫn còn bộn bề những nỗi lo đối với các cơ sở giáo dục và học sinh.
Thường trực Thành ủy Hà Nội vừa thống nhất chủ trương giảm 50% học phí cả năm học 2021 - 2022 cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông công lập, dân lập, tư thục (không bao gồm các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài). Đây là nội dung trong Thông báo Kết luận của Thường trực Thành ủy Hà Nội về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố vừa ban hành.
Năm học mới 2021-2022 đang cận kề, nhưng học sinh ở nhiều địa phương sẽ không thể tung tăng đến trường trong tiếng trống khai giảng ngày 5/9 tới. Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều nơi, đặt ra bài toán nan giải là làm thế nào để vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo kế hoạch năm học không bị đứt gãy. Trong bối cảnh ngày khai trường đã cận kề và nhiều nơi đã công bố khung chương trình năm học 2021-2022, ngành giáo dục đang đứng trước một năm học mới chưa có tiền lệ. Cần có phương án gì để vượt qua khó khăn, thách thức, kiên trì mục tiêu và chất lượng giáo dục? PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ Trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT cùng bàn luận về câu chuyện này.
Năm học mới: Chủ động, linh hoạt thích ứng với tình hình dịch bệnh.- Phát triển vùng Viễn Đông trong một thế giới thay đổi.- Những người lính Vùng 3 Hải quân nỗ lực giúp người dân Đà Nẵng trong dịch Covid19.- Nghệ An: Nhiều giải pháp linh hoạt trong việc tổ chức dạy và học.- Doanh nghiệp nỗ lực vượt qua khó khăn do dịch bệnh.
76 năm trước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân ta đã đoàn kết đứng lên giành độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cũng từ sức mạnh đại đoàn kết, Tuần lễ vàng đã thành công, gây dựng được Quỹ Độc lập để đất nước có tiềm lực ban đầu cho công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Trong giai đoạn đầy thách thức chống dịch Covid 19 hiện nay, bài học về sức mạnh đoàn kết mùa thu năm xưa hơn lúc nào hết lại càng được phát huy, triệu người như một trong quyết tâm chiến thắng dịch bệnh.
Lễ kỷ niệm 76 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 được tổ chức trọng thể sáng nay theo hình thức trực tuyến tới các điểm cầu trong nước, cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan đại diện Việt Nam tại các nước và tổ chức quốc tế.- Sau 76 năm giành độc lập, Việt Nam kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội với mục tiêu hướng đến giá trị hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.- Trao Quyết định thăng quân hàm Thượng tướng cho Giám đốc Học viên Quốc phòng và quyết định bổ nhiệm Đại sứ Việt Nam tại Campuchia, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong cán bộ, tướng lĩnh được giao nhiệm vụ lần này hoàn thành tốt công việc được Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân giao phó.- Làm việc với các bác sĩ, nhà khoa học, nhà giáo trong lĩnh vực y tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân của ngành y là hết sức quan trọng. Đảng, Nhà nước và nhân dân biết ơn đội ngũ khoa học ngành y, nhất là qua các đợt dịch SARS năm 2003, và bây giờ là đại dịch Covid-19.- Taliban đối mặt với nhiều thách thức khi lực lượng nước ngoài chính thức rút khỏi Afghanistan, trong đó vấn đề tài chính cạn kiệt và đa số các tổ chức nước ngoài ngừng viện trợ.- Chưa hết nỗi lo với biến chủng Delta, Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo một loại biến thể mới có khả năng kháng vắc xin phòng Covid-19.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)