Mặc dù dịch bệnh tại TPHCM cơ bản đã được kiểm soát tuy nhiên các địa phương trên địa bàn TP Thủ Đức vẫn tăng cường tối đa các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Nhất là khi TP Thủ Đức có công văn giao chủ tịch 34 phường phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra hành vi vi phạm quy định về cách ly xã hội.
Giáo sư Nguyễn Tài Thu- Anh hùng lao động, nguyên Giám đốc Bệnh viện Châm cứu Trung ương được mệnh danh là “Thần Kim”. Ông là người đầu tiên ở nước ta đưa kỹ thuật “tân châm”, sử dụng những chiếc kim to, dài hàng chục cm thay thế những chiếc kim châm cứu nhỏ truyền thống, giúp tác động điều trị tốt hơn. Nhờ “luồng gió mới” này, ngành châm cứu Việt Nam đã “cất cánh”, được thế giới thán phục. Rời cõi dương thế ở tuổi 90, Giáo sư Nguyễn Tài Thu để lại cho hậu thế cả một kho tàng kiến thức về châm cứu và là “tấm gương lớn” cả về y thuật lẫn y đức.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống kinh doanh đồ gỗ cổ và chế tác đồ gỗ giả cổ tại đất Hà Nội, anh Trần Đức Thuấn từng trải qua nhiều công việc kinh doanh khác nhau trong các ngành viễn thông, nội thất gương kính, công nghệ thông tin… nhưng cuối cùng anh lại chọn đồ gỗ để quay về. Và anh quyết định thành lập Công Ty TNHH Công Thương Hưng Long từ năm 2000. Hơn 20 năm trăn trở với thương trường, anh đã gắn bó tên tuổi của mình với ngành đồ gỗ nội thất và con đường đi đến thành công của hôm nay với không ít gian truân. Đây cũng là ý chí và những quyết tâm cháy bỏng để anh thực hiện ước nguyện của đời ông cha để lại “Con phải giữ bằng được nghề làm đồ gỗ cho quê hương”. Mời quí thính giả cùng gặp gỡ với doanh nhân Trần Đức Thuấn với những chia sẻ về hành trình xây dựng một thương hiệu Việt và bí quyết để giữ nghề làm đồ gỗ:
- Chàng sinh viên ngành Y với khát vọng cống hiến cho đất nước: Phạm Đức Anh.- Tạp chí Văn hóa quốc tế.- Cuộc thi múa balê quốc tế nổi tiếng tại Thụy Sỹ được tổ chức theo hình thức đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.- Những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Phạm Đức Anh (sinh năm 2000), sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội là tấm gương sáng về nỗ lực, khát khao chinh phục ước mơ. 2017, 2018 hai năm liên tiếp giành HCV vàng Olympic quốc tế, có nhiều cơ hội vào trường top đầu thế giới nhưng Đức Anh vẫn quyết định học tại trường Đại học Y Hà Nội. Với thành tích xuất sắc, năm 2018, Phạm Đức Anh vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba khi mới 18 tuổi; năm 2019 nhận Bằng khen của Trung ương Đoàn và Thành đoàn Hà Nội. Và vừa tuần trước, Phạm Đức Anh vinh dự là một trong những gương mặt tiêu biểu đại diện cho sinh viên Việt Nam được mời dự phiên khai mạc và bế mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Chàng sinh viên trẻ luôn nỗ lực hết mình với khát vọng được cống hiến cho đất nước, hôm nay sẽ là khách mời trong studio mở. Tuy nhiên, vì dịch covid 19 đang diễn biến rất phức tạp, nên chúng tôi thực hiện cuộc trò chuyện với Đức Anh qua điện thoại.
- Gặp gỡ chàng sinh viên ngành Y với khát vọng cống hiến cho đất nước: Phạm Đức Anh.- Xu thế mới thời Covid-19 ở Trung Quốc: Tặng quà Tết không tiếp xúc.- Đào thất thốn - thú vui tao nhã ngày Tết.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng quà, chúc Tết tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Nam.- Bộ Y tế sẽ sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về vùng có dịch Covid-19 để các địa phương quyết định khu vực ổ dịch và phong tỏa.- Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) vừa thực hiện thành công ca ghép tim cho bệnh nhi 7 tuổi, nặng 16kg. Đây là bệnh nhân nhỏ tuổi nhất Việt Nam được ghép tim từ một người lớn chết não.- Sau 10 năm rơi vào nội chiến phức tạp, Diễn đàn Đối thoại chính trị Liby đã bầu ra chính phủ lâm thời. Đây là một phần trong nỗ lực tái thiết các thể chế nhà nước và tiến đến cuộc bầu cử quốc gia vào ngày 24/12 tới.- Tỷ phú Michael Bloomberg, Cựu thị trưởng thành phố New York của Mỹ được Liên hợp quốc tái chỉ định làm đặc phái viên về biến đổi khí hậu.
- Cánh đồng phát sáng lạ kỳ ở Hà Lan.- Câu chuyện về những chiếc Buồng ngủ lắp ghép cho người vô gia cư ở thành phố Ulm của Đức.
Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên ngành giáo dục cả nước triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1. Đây là lần đầu tiên Việt Nam xây dựng một chương trình giáo dục tổng thể, toàn diện, đồng bộ tất cả các môn học, hoạt động giáo dục ở các cấp học, lớp học theo mục tiêu giáo dục mới. Việc biên soạn sách giáo khoa được thực hiện theo hình thức xã hội hóa, với nhiều bộ sách khác nhau. Bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn không ít những bất cập, băn khoăn về những tồn tại đang hiện hữu của chương trình và sách giáo khoa mới. Vậy sau một học kỳ tổ chức dạy và học theo chủ trương một chương trình nhiều sách giáo khoa, các nhà trường đã thực hiện việc dạy học như thế nào, đánh giá kết quả học kỳ vừa qua ra sao? Cùng trao đổi vấn đề này kỹ hơn với vị khách mời là ông Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ quốc gia về Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT).
- Nhìn lại một học kỳ thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.- Tìm hiểu cách điều trị bệnh lác mắt, hay còn gọi là bệnh lé mắt.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)