Mục tiêu chiến lược phát triển Dạy nghề giai đoạn 2011-2020 (nay là hoạt động giáo dục nghề nghiệp) là đến cuối năm nay, hoạt động dạy nghề không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề mà một số ngành nghề phải đạt trình độ ASEAN và thế giới; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội... Chúng ta đang ở những tháng cuối thực hiện các mục tiêu này. Mời quý vị cùng ông Mạc Văn Tiến – chuyên gia lĩnh vực việc làm, giáo dục nghề nghiệp và an sinh xã hội nhìn lại những hiệu quả đạt được, những bất cập-tồn tại và đề xuất giải pháp cần thực hiện đối với cả người dạy, người học, người quản lý, để công tác này hiệu quả hơn trong giai đoạn tiếp theo.
Chất lượng giáo dục ở bậc đại học những năm gần đây được đánh giá có nhiều chuyển biến, song vẫn còn những hạn chế nhất định, trong đó rõ nhất là việc đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu. Để giải quyết thực trạng này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019-2025. Một trong mục tiêu được đặt ra trong Đề án này là đến năm 2025, 100% cơ sở giáo dục đại học thực hiện tốt cơ chế tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình.
- Trò chuyện cùng NSUT Đức Long và ca sĩ Hiền Anh trong chuyên mục Chat với người nổi tiếng.- Phở cuốn- một món ăn đặc trưng của Hà Thành.
Từ ngày 1/11, Nghị định số 105 của Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non sẽ chính thức thức có hiệu lực, trong đó có nhiều chính sách cho con em công nhân và các trường mầm non trong khu công nghiệp (KCN). Cụ thể, theo Nghị định, từ ngày 1/11, trẻ em đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục là con công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động sẽ được hỗ trợ tối thiểu 160.000 đồng/trẻ/tháng. Ngoài ra, các trường, nhóm lớp mầm non dân lập, tư thục trên địa bàn có khu công nghiệp nếu có tối thiểu 30% trẻ là con công nhân, người lao động làm việc tại đó, cũng được hỗ trợ mức tối thiểu 20 triệu đồng để mua sắm đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học phục vụ trực tiếp cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ; cùng rất nhiều chính sách liên quan đến giáo dục mầm non khác. Những chính sách trong Nghị định 105 là một tiền đề quan trọng để thúc đẩy phát triển các cơ sở giáo dục mầm non trong các khu công nghiệp, hỗ trợ nhiều hơn cho công nhân, người lao động – những người đang trực tiếp tạo ra của cải vật chất, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Để hiểu thêm về chính sách này cũng như thực trạng xây dựng phát triển các trường mầm non trong các khu công nghiệp hiện nay ra sao, vai trò trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo cho công nhân, con em công nhân về nhà ở, nhà trẻ như thế nào? Chúng tôi trao đổi trực tiếp với khách mời là bà: Trịnh Thanh Hằng, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Nữ công, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
-Tiếp cận, hỗ trợ kịp thời người dân, giáo viên và học sinh miền Trung. -Đào tạo nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật vươn lên thoát nghèo. -Duy Tiên, Hà Nam: Phát triển chăn nuôi bò sữa xoá đói, giảm nghèo.
Thời điểm này, nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Thủ đô Hà Nội đã tuyển gần đủ chỉ tiêu; nhiều cơ sở thu hút được học sinh có điểm tốt nghiệp PTTH cao. Thay vì lựa chọn những trường đại học Top đầu, việc các em chọn học nghề khẳng định hiệu quả thực tế của hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thông tin khẳng định thực tiễn này!
Dịch Covid 19 xảy đến là điều bất ngờ không chỉ với VN của chúng ta mà với cả thế giới. Vâng! Chính vì bất ngờ nên công tác ứng phó, phát hiện, điều trị cũng bị động khi mà cả thế giới đều chung tình trạng không thuốc điều trị, không phác đồ đặc hiệu, không vaccine….Cho đến ngày hôm nay, cả nước đã có 1025 bệnh nhân trong tổng số hơn 1200 ca mắc Covid 19 được điều trị khỏi bệnh. Điều này đã chứng minh trình độ và tâm đức của đội ngũ y bác sỹ các tuyến.
Những ý kiến trái chiều về nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 mới đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ vừa chỉ đạo kiểm tra, có phương án xử lý phù hợp trước những phản ánh tiêu cực về sách giáo khoa lớp 1 mới. Dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm của Bộ Giáo dục Đào tạo trong việc lựa chọn bộ sách Cánh diều cho chương trình giảng dạy. BTV Hải Quân ghi lại ý kiến của một số chuyên gia, nhà giáo dục về vấn đề này.
-Vượt qua những trở ngại do yêu cầu phòng, chống dịch Covid 19, Kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11, năm 2020 đã diễn ra an toàn, sôi nổi, gay cấn và hiệu quả.Đây là năm Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia nâng cấp chất lượng để tiệm cận với các cuộc thi kĩ năng nghề thế giới. 34 đề thi năm nay có độ khó, độ phức tạp và khối lượng lớn hơn các kỳ thi trước đây, có nghề gấp 3 lần và tiệm cận với trình độ ASEAN và thế giới (trước đây thời gian thi từ 5-8 tiếng là tối đa, này tối thiểu là 12 tiếng và tối đa 15 tiếng).Số lượng chuyên gia làm công tác giám khảo ở 34 nghề lên tới 300 người.Năm nay có 7 nghề lần đầu tiên được tổ chức thi: Phay CNC, Tiện CNC, Dịch vụ lễ tân, Chăm sóc sức khỏe và công tác xã hội, Điều khiển công nghiệp (nghề trình diễn), Thiết kế thời trang kỹ thuật số (nghề trình diễn) và Công nghệ nước (nghề trình diễn).Đây là những nghề có nhu cầu lao động lớn, một số nghề phục vụ cho công nghiệp phụ trợ, việc tổ chức thành công các nghề mới này là động lực tốt cho việc phát triển đào tạo và kỹ năng nghề ở những nghề này tốt hơn trong thời kỳ mới. Với 23 huy chương vàng, 7 HCB, 9 HCĐ, 5 giải khuyến khích, Hà Nội xếp nhất toàn đoàn tại Kỳ thi.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)