Đức hôm nay chính thức khởi động “năm siêu bầu cử”, với cuộc bầu cử địa phương tại 2 bang Rhineland-Palatinate và Baden-Wuerttemberg. Cả hai cuộc bỏ phiếu được coi là bài kiểm tra “tâm trạng quốc gia” trước cuộc tổng tuyển cử ngày 26/9. Đây cũng sẽ là lần đầu tiên trong 15 năm qua, bầu cử không có sự tham gia của đương kim Thủ tướng Angela Merkel.
Covid19 đã khiến cho hoạt động giáo dục nói chung, giáo dục nghề nghiệp nói riêng ngưng trệ-gián đoạn. Dù cơ quan quản lý và nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp nỗ lực tiếp cận-triển khai dạy-học trực tuyến, nhưng với đặc thù gần 80% thực hành, dạy nghề online không hề đơn giản. Đó là ví dụ điển hình cho thấy ngành giáo dục nghề nghiệp đang có những bài toán khó, cần lời giải: bài toán tuyển sinh hậu Covid; bài toán đổi mới phương pháp giảng dạy; bài toán tư duy quản lý trong tình hình mới – khi chuyển đổi số được khẳng định là “tất yếu”. Chuyên gia của bạn hôm nay, mời quý vị cùng Tiến sĩ Phạm Vũ Quốc Bình – Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tìm hiểu nội dung này, nhìn nhận vai trò từng nhân tố trong nỗ lực chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp.
Giáo dục STEM và STEAM đang là cách tiếp cận giáo dục được nhiều cấp học quan tâm và triển khai, để hướng tới việc học tập dựa trên thực hành, gắn liền với đời sống. Phương pháp tiếp cận giáo dục này dựa trên việc tích hợp các yếu tố Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering), Nghệ thuật (Art) và Toán học (Mathematic) trong quá trình giảng dạy và hướng dẫn học sinh cách giải quyết các vấn đề từ thực tiễn cuộc sống.
Dư luận đang quan tâm về quyết định của Bộ GD&ĐT đưa môn tiếng Hàn và tiếng Đức vào giảng dạy như một ngoại ngữ bắt buộc trong trường học. Thông tin này đã khiến các bậc phụ huynh băn khoăn, lo lắng, suốt từ buổi sáng hôm qua đến nay. Trang bị nhiều môn ngoại ngữ vào trường phổ thông trước đó chưa được đánh giá là thành công thì liệu có nhất thiết phải thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức? Lấy đâu ra nguồn lực giáo viên để dạy học? Việc thí điểm liệu có khả thi? Đây là nội dung được bàn luận trong Dòng chảy sự kiện hôm nay, với sự tham gia của TS Nguyễn Văn Cường, Trường ĐH Postdam, CHLB Đức
- Dư luận đang quan tâm về quyết định của Bộ GD&ĐT đưa môn tiếng Hàn và tiếng Đức vào giảng dạy như một ngoại ngữ bắt buộc trong trường học. Lấy đâu ra nguồn lực giáo viên để dạy học? Việc thí điểm liệu có khả thi?- Gặp gỡ những “đại sứ” nhí lan tỏa tình yêu đọc sách.- Thầy thuốc quân hàm xanh ở vùng biên giới Đắk Lắk.
Hội đồng bầu cử Quốc gia quyết định số lượng 184 đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 trong cả nước.- Viện vaccine và Sinh phẩm Y tế tại Nha Trang (Khánh Hòa) cùng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Đại học Y Hà Nội tuyển tình nguyện viên thử vaccine Covid-19 thứ hai tại nước ta từ ngày mai.- PV Đài TNVN phỏng vấn ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk về nạn phá rừng nghiêm trọng tại địa phương này, khi thống kê sơ bộ có hơn 50 nghìn ha rừng ở Đăk Lăk đã bị phá và xâm chiếm.- Trung Quốc khai mạc kỳ họp Chính Hiệp lần thứ tư Khóa XIII.- 38 người thiệt mạng trong các vụ đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát tại Myanmar. Đặc phái viên Liên hợp quốc tạ khu vực Đông Nam Á kêu gọi thế giới có biện pháp nhằm ổn định tình hình tại quốc gia này
- Nhiều địa phương triển khai các chương trình đón đầu đợt du lịch hè sắp tới, tạo đà khôi phục khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát hoàn toàn.- Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa bổ sung 2 thứ tiếng là tiếng Hàn và Đức vào danh sách ngoại ngữ bậc phổ thông và sẽ công bố đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT 2021 trong tháng Ba này.- Giá đất ở TP.Thủ Đức thuộc TPHCM bị đẩy giá lên cao so với thực tế, nguy cơ tạo nên “bong bóng” bất động sản ở khu vực này.- Quân đội Myanmar tuyên bố sẵn sàng đối phó với các biện pháp trừng phạt và cô lập. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ triệu tập cuộc họp kín thảo luận về tình hình tại quốc gia này vào ngày mai.- Mỹ công bố chính sách đối ngoại 8 điểm dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden.
TP Thủ Đức (TPHCM) tổ chức lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho tất cả thanh niên chuẩn bị lên đường nhập ngũ. Công tác lấy mẫu xét nghiệm được triển khai tại 10 điểm trên địa bàn thành phố. Tin của phóng viên Tỷ Huỳnh, thường trú tại TPHCM:
Dạy học trực tuyến đang là chủ đề chính được đề cập. Theo khung kế hoạch năm học 2021-2022, lẽ ra học sinh đang học những tuần tiếp theo của học kỳ II, nhưn ngay sau Tết Nguyên đán, nhiều tỉnh thành phải tạm dừng cho học sinh đến trường, chuyển sang học trực tuyến để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên. Trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, đối với các nhà trường, dạy học trực tuyến là giải pháp hữu hiệu để thực hiện phương châm “Tạm dừng đến trường, nhưng không ngừng việc học”; đối với học sinh các cấp học, giúp các em củng cố kiến thức cơ bản, đặc biệt là học sinh cuối cấp, chuẩn bị bước vào kỳ thi. Qua quá trình triển khai, việc học online còn gặp những khó khăn gì? Ngành giáo dục đã có những kịch bản nào ứng phó với dịch COVID-19? Kế hoạch học kỳ II sẽ được điều chỉnh như thế nào để vừa đảm bảo tiến độ năm học, vừa đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên? Giải đáp những băn khoăn này, trong "Câu chuyện thời sự" hôm nay, chúng tôi mời đến phòng phát thanh trực tiếp ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT.
- Những diễn biến mới nhất về đại dịch Covid-19.- Chính sách “Nước Mỹ trở lại” sẽ khôi phục vị thế của Mỹ?- Ngành giáo dục sẽ có những kịch bản nào ứng phó với dịch COVID-19?- Liên Hợp Quốc cảnh báo ba cuộc khủng hoảng môi trường đang đe dọa con người.- Bắc Cạn chi trả phụ cấp phòng dịch.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)