Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giờ đây hơn 1,5 triệu trẻ em và thanh thiếu niên đang học tập cũng như giao lưu nhiều hơn trên mạng. Bên cạnh những mặt tích cực thì điều này cũng dẫn đến nhiều vấn đề đáng quan tâm, trong đó đáng chú ý là tình trạng trẻ em bị bóc lột tình dục, bị những đối tượng xấu dụ dỗ, lừa gạt. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến trẻ em bị bóc lột tình dụng trên môi trường mạng và giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng này. BTV Đài TNVN trao đổi cùng bà Nguyễn Phương Linh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) về nội dung này.
Bố mẹ cần dạy cho trẻ những kỹ năng như thế nào để trẻ nhận biết và tự bảo vệ mình trước những hành động xâm hại?- Quán cơm Yên Vui và những bữa cơm đặc biệt có giá chỉ 2.000 đồng.- Những cách làm sáng tạo của Nhật Bản trong việc giảm lãng phí thức ăn.- “Ốc đảo di động”, nguồn cảm hứng sáng tạo của nghệ sĩ người Bỉ nhằm thúc đẩy bảo vệ môi trường.
Trong chương trình Theo dòng thời sự sáng ngày 1/7, chúng tôi đã kể về hành trình đi tìm công lý cho những đứa trẻ bị xâm hại tình dục. Hành trình đó có muôn vàn khó khăn và đẫm nước mắt. Rất nhiều thính giả đã gọi điện về chương trình bày tỏ sự cảm thương khi nghe những tiếng khóc nghẹn ngào này của một người bố có con gái bị xâm hại tình dục trong loạt phóng sự. Nhưng sự thương cảm của xã hội không thể xoa dịu nỗi đau của các nạn nhân bị xâm hại tình dục và gia đình của các em. Điều mà họ cần nhiều hơn là những giải pháp cụ thể để lấp đầy những khoảng trống đáng sợ mà chúng tôi đã nêu trong bài viết trước của loạt phóng sự để họ không còn phải khóc một mình. Chắc chắn, chúng ta không thể dung thứ cho những kẻ xâm hại tình dục trẻ em. Một quyết tâm để thay đổi và những giải pháp cụ thể từ phía các ngành chức năng và từ chính các bậc phụ huynh là vô cùng cần thiết.
- Bỏ viên chức suốt đời, thay đổi tư duy để hướng tới cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho xã hội.- Israel cân nhắc thiệt – hơn trong các bước đi sáp nhập Bờ Tây.- Loạt bài: “Đừng khóc một mình”. Bài 4 nhan đề: Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em – Nói hay không bằng hành động ngay.- Châu Phi lần đầu tiên thử nghiệm vắc-xin phòng chống Covid-19.
Trong bài đầu tiên của loạt phóng sự “Đừng khóc một mình”, phát sóng Theo dòng Thời sự sáng qua, quý vị và các bạn đã phần nào cảm nhận được phần nào nỗi đau của gia đình, của các em nhỏ là nạn nhân của xâm hại tình dục. Đó còn là bức tranh toàn cảnh với những diễn biến phức tạp cho thấy xâm hại trẻ em diễn ra ở nhiều nơi, thậm chí ở cả gia đình, tổ ấm của các em, ở cả trường học, nơi được coi là an toàn. Liên tiếp những vụ việc được cho là quấy rối, xâm hại tình dục học đường diễn ra gần đây, đặc biệt trong tháng 6, Tháng hành động vì trẻ em đã khiến dư luận bức xúc. Và nó cũng làm bùng lên nỗi hoang mang, lo sợ cho môi trường giáo dục không an toàn mà mỗi ngày hàng triệu học sinh vẫn đang phải cắp sách đến trường. Mời quý vị nghe tiếp Bài 2 có tiêu đề: Xâm hại tình dục học đường: Sau cổng trường có còn là vùng an toàn?
- Siết chặt chất lượng phi công và chủ động nguồn phi công nội - nhìn từ vụ Pakistan nghi hàng trăm phi công sử dụng bằng giả.- Châu Âu chia rẽ về mở cửa biên giới.- Loạt bài “Đừng khóc một mình”, phần 2 nhan đề: "Xâm hại tình dục học đường: Sau cổng trường có còn là vùng an toàn?"- Cơ quan quản lý hàng không liên bang Mỹ cấp phép cho Boeing 737 MAX bay thử nghiệm.
- Trường chuyên: Liệu đã hết vai trò?- Hướng đi nào cho lao động thất nghiệp do dịch Covid-19?- Quan hệ Trung - Ấn trước làn ranh đỏ.- Hành trình thứ hai của lốp xe – hoạt động ý nghĩa của tuổi trẻ Sơn La.- Loạt bài “Đừng khóc một mình”; Bài 1: "Hành trình của những nỗi đau".- Mối nguy thời tiết nắng nóng tại châu Âu làm tăng nguy cơ bùng phát dịch Covid-19.
Trẻ em thì làm sao có thể tự bảo vệ mình? Trẻ em là người có lỗi? Hay bố mẹ là người có lỗi khi đã không canh chừng con cái mình suốt 24 tiếng mỗi ngày? Nếu chúng ta tiếp tục im lặng thì không thể giải quyết câu chuyện này. Nếu chúng ta tiếp tục chậm trễ thì sẽ còn có thêm nhiều em bé phải chịu đựng nỗi đau đớn về thể xác và sự giày vò về tinh thần. Loạt phóng sự “Đừng khóc một mình” của Đài TNVN liên tục phát sóng trong các chương trình "Theo dòng thời sự sáng" từ ngày 29/6 đến 02/7/2020 sẽ khắc họa chân thực hành trình của những nỗi đau, phân tích những khoảng trống trong công tác bảo vệ trẻ em và những giải pháp trong để ngăn chặn vấn nạn này hiệu quả. Mời quý thính giả đón nghe, suy ngẫm và cùng lên tiếng.
Sau mười năm thực hiện Chương trình Hành động quốc gia vì trẻ em, giai đoạn 2012 – 2020, nước ta đã xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách và huy động mọi nguồn lực để trẻ em ngày càng được chăm lo, bảo vệ tốt hơn. Trong đó, Tháng Hành động vì trẻ em thường xuyên được tổ chức trong những năm qua cũng là một minh chứng về sự chung tay của toàn xã hội góp phần thực hiện các quyền trẻ em, thúc đẩy phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên, thực tế cho thấy bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, môi trường sống của trẻ em vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Vì vậy, năm nay, Tháng hành động vì trẻ em được phát động với chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em”.
KHÔNG GỬI KỊCH BẢN==== PHÁT LẠI
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)