- Kỳ họp lần thứ 43 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam - Lào do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Chính phủ Lào Thoong-lun Xi-xu-lít đồng chủ trì đạt kết quả rất tốt đẹp với 17 văn kiện hợp tác được ký kết, tăng cường kết nối hai nền kinh tế.- Việt Nam sẽ thử nghiệm giai đoạn 1 vaccine COVID-19 từ giữa tháng 12 này.- Ngành Nông nghiệp đưa ra nhiều giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản về đích 41 tỷ USD trong năm nay.- Bộ Công an cảnh báo người dùng điện thoại hệ điều hành Android về phần mềm gián điệp đặc biệt nguy hiểm.- Bầu cử Mỹ “nóng” với cuộc đua Thượng viện - Sự kiện có ý nghĩa quyết định cán cân quyền lực tại Mỹ trong 4 năm tới.- Sau gần một năm đàm phán bế tắc, Anh và Liên minh châu Âu đang bước vào những tuần đàm phán nước rút nhằm đạt được thỏa thuận về các mối quan hệ thương mại hậu Brexit.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 43 Uỷ ban liên Chính phủ Việt - Lào về hợp tác song phương. Hai bên ký kết 17 văn kiện hợp tác quan trọng.- Khai mạc Đại hội thầy thuốc trẻ Việt Nam nhiệm kỳ 2020 – 2025.- Sẽ có từ 20 đến 60 tình nguyện viên tham gia thử nghiệm vắc-xin Covid-19 đầu tiên ở Việt Nam.- Trong nỗ lực nâng cao ý thức phòng bệnh Covid-19 lan rộng, TPHCM xử phạt 3 người uống bia ở vỉa hè không đeo khẩu trang, mỗi người 2 triệu đồng.- Giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy sản của nước ta đạt hơn 9,3 tỷ USD, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái.- Cử tri Venezuela hôm nay bỏ phiếu bầu Quốc hội khóa mới, bất chấp việc Liên minh châu Âu, Tổ chức các quốc gia châu Mỹ tuyên bố sẽ không công nhận kết quả bầu cử lần này.- Chính quyền Mỹ kêu gọi chính phủ Đức và Liên minh châu Âu (EU) ngừng dự án Dòng chảy phương Bắc 2 và coi đây là "công cụ chính trị" của Nga.
Trong cuộc họp báo Bộ Ngoại giao diễn ra tại Hà Nội, Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định, cho dù có những thay đổi mới do tình hình dịch bệnh Covid 19 trong nước, Việt Nam vẫn luôn quan tâm tới việc đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước để không để ai bị bỏ lại phía sau, đồng thời nỗ lực để người dân có thể được tiếp cận với những vaccine ngừa Covid-19 trong thời gian sớm nhất.
Ngày 30/11, Nga bắt đầu thử nghiệm Vaccine thứ hai ngừa Covid-19 có tên gọi “EpiVacCorona” do Trung tâm Nghiên cứu Nhà nước về virus học và Công nghệ Sinh học "Vector" thuộc Cơ quan Kiểm soát và bảo vệ tiêu dùng Nga phát triển. Vaccine này được đánh giá là an toàn tuyệt đối cho người già và những người mắc bệnh mãn tính. Anh Tú, PV Đài TNVN thường trú tại LB Nga đưa tin.
Việt Nam sẽ thử nghiệm vaccine Covid-19 trên người vào cuối tháng 11 này. Đây là vaccine của Công ty Nanogen ở thành phố Hồ Chí Minh. Thông tin đáng mừng này đang mở ra những hy vọng về một loại vaccine made in Việt Nam có thể giúp nước ta chặn đứng được đại dịch Covid-19. Phóng viên Văn Hải thông tin:
Trong bối cảnh làn sóng Covid-19 thứ hai đang tràn qua nhiều quốc gia với mức độ còn nghiêm trọng hơn làn sóng thứ nhất, sự xuất hiện của vaccine phòng Covid-19 càng được chờ đợi hơn bao giờ hết. Nhưng ngay cả khi có vaccine, việc thiết lập hệ thống hậu cần để phân phối vaccine tới tất cả các quốc gia là một thách thức cực kỳ lớn, trong đó có đảm bảo được “dây chuyền lạnh” từ khâu sản xuất, lưu kho tới vận chuyển trong một chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây. Bỏ qua mối lo ngại về “chủ nghĩa dân tộc vaccine”, Tổ chức Y tế Thế giới mới đây còn cảnh báo, những yếu tố về hậu cần có thể khiến 3 tỷ người không thể tiếp cận vaccine Covid-19, tạo ra thách thức rất lớn trong cuộc chiến chống Covid-19 trên toàn cầu.
Đại dịch Covid-19 đang bùng phát và lan rộng trở lại; thế giới lại càng kỳ vọng hơn vào việc sớm có vaccine phòng ngừa. Tuy nhiên, khi chặng đua sản xuất vaccine Covid-19 bước vào chặng nước rút, thì lại có những loại vaccine đã phải tạm dừng thử nghiệm do tình nguyện viên gặp vấn đề. Ngày 21/10, 1 tình nguyện viên Brazil tham gia quá trình thử nghiệm vaccine Covid-19 của tập đoàn dược AstraZeneca và trường Đại học Oxford phát triển đã tử vong. Câu hỏi về tính an toàn của vaccine lại được đưa ra. Tổng hợp của Biên tập viên Đình Nam:
Tính đến thời điểm hiện tại, thế giới đã ghi nhận hơn 30 triệu ca mắc Covid-19, số ca tử vong tiến gần hơn mốc 1 triệu. Tại nhiều quốc gia, dịch bệnh không những chưa được kiềm chế, mà còn có xu hướng bùng phát trở lại trên diện rộng, khi mà chính phủ các nước quyết định khôi phục từng bước hoạt động kinh tế. Chính vì vậy, nhiều nước kỳ vọng vắc-xin ngừa Covid-19 sớm ra mắt để có thể đưa cuộc sống trở lại bình thường. BTV Anh Tuấn tổng hợp.
- Trong khuôn khổ các hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 và các hội nghị liên quan, tối 9/9 diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại Giao 18 nước Đông Á.- Cần truyền thông rộng rãi để người dân và doanh nghiệp hiểu được lợi ích của Cổng dịch vụ công quốc gia.- Khống chế được Covid-19, TP Đà Nẵng chuẩn bị cho học sinh đi học. Các hoạt động tắm biển, nhà hàng cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cũng sẽ hoạt động trở lại.-Mỹ thông báo cắt giảm số binh sỹ tại Irắc từ 5.200 xuống còn 3 nghìn người ngay trong tháng này.- Chặng đua về đích của các loại vắc xin ngừa Covid-19 đang nóng lên từng ngày, từng giờ
Tại Hội chợ Dịch vụ thương mại quốc tế Trung Quốc đang diễn ra ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc đã lần đầu tiên cho ra mắt các loại vaccine phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Đây là các "ứng cử viên" vaccine tiềm năng do các công ty dược phẩm Sinovac Biotech và Sinopharm của Trung Quốc sản xuất.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)